Viêm xoang là tình trạng viêm của lớp niêm mạc lót trong xoang. Khi các xoang bị viêm, lớp niêm mạc trong xoang bị phù nề, tăng ứ đọng dịch nhầy mủ trong xoang, gây hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi. Khí các lỗ thông xoang bị tắc, các dịch nhầy sẽ bị tích tụ. Và đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn tới nhiễm trùng xoang.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang trong đó có vấn đề vệ sinh mũi họng kém. Khi mũi họng của bạn không được chú ý chăm sóc và vệ sinh tốt, các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn và virus sẽ có cơ hội tấn công hệ thống mũi xoang gây ra viêm xoang. Các dị tật về cấu trúc mũi xoang như polyp mũi, vẹo vách ngăn là nguyên nhân gây giảm thông khí, thông dịch tại các xoang khiến vi khuẩn phát triển gây bệnh.
Môi trường sống cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu sống trong một môi trường không khí ô nhiễm (khói, bụi, thuốc lá..), vi khuẩn, virus trong các hạt bụi li ti sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua luồng khí thở gây viêm mũi, sau đó phát triển thành viêm xoang.
Thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm, độ nhạy cảm của lớp niêm mạc các xoang tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm xoang.
Dựa trên vị trí viêm có thể phân loại viêm xoang như sau:
Vị trí các xoang này nằm ở vùng trán. Khi bị sưng, viêm hoặc nhiễm trùng, xoang trán sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức vùng giữa trán lan sang thái dương. Nếu điều trị không đúng cách để bệnh tiến triển nặng thì sẽ xuất hiện tình trạng đau ở vùng hốc mắt.
Vị trí của xoang sàng là nằm sâu trong hốc mũi, ở phía sau mặt nên các triệu chứng của bệnh cũng khó nắm bắt. Người bệnh thường bị ho kéo dài, đau nhức đầu ở vùng gáy và bị chảy dịch mủ ở mũi.
Vị trí của xoang bướm là nằm trong thân của xương bướm. Khi bị viêm xoang bướm, các triệu chứng của bệnh thường diễn tiến rất nhanh gồm rét run, nhức đầu, sốt cao, dịch chảy xuống mũi-họng, đau gáy, đồng thời lan nhanh ra 2 bên mắt khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Đây là loại bệnh có thể gây tử vong cao.
Các xoang hàm trên là xoang cạnh mũi lớn nhất trong các xoang mặt và nằm ở vị trí phía sau xương gò má. Khi bị viêm xoang hàm trên, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức vùng mặt, sưng quanh mắt và má, đôi khi xuất hiện tình trạng nhức đầu, khó chịu.
Đây là trường hợp viêm niêm mạc của một hoặc nhiều xoang cùng lúc do nhiễm khuẩn từ một xoang rồi lây lan sang các xoang khác hoặc các nguyên nhân khác như: bị dị ứng, môi trường ô nhiễm, cơ thể suy giảm sức đề kháng, cấu trúc giải phẫu bất thường…
Biểu hiện của viêm xoang là đau đầu, chảy mũi và nghẹt tắc mũi. Nghẹt tắc mũi lúc đầu có thể ở một bên sau nghẹt cả hai bên. Lúc đầu nghẹt mũi khi ở trong phòng máy lạnh hay dưới quạt hoặc tiếp xúc với không khí lạnh. Sau nghẹt tắc mũi có thể làm bạn cảm thấy phiền toái suốt cả ngày và ở bất kể đâu. Ngoài ba triệu chứng này, có thể cảm thấy khó ngửi mùi do các cuốn mũi phù nề, do dịch che kín các rễ thần kinh khứu giác.
Bệnh viêm xoang nếu không được chú ý điều trị đúng và kịp thời sẽ diễn biến dai dẳng hay tái phát và chuyển từ viêm xoang cấp thành viêm xoang mạn tính. Vì vậy, việc phòng ngừa viêm xoang là vô cùng quan trọng.
- Với người lớn: bảo vệ sức khỏe khi mùa lạnh, thời tiết chuyển mùa, rửa tay đúng cách trước mỗi bữa ăn, giữ ấm cơ thể. Tránh xa môi trường khói thuốc và không khí ô nhiễm giúp hạn chế nguy cơ gây kích ứng, viêm phổi và đường hô hấp.
Chú ý đến các yếu tố gây dị ứng đường hô hấp như lông chó mèo, phấn hoa, nước hoa… Sử dụng máy tạo độ ẩm. Thêm độ ẩm vào không khí sẽ giúp ngăn ngừa viêm xoang. Lưu ý, vệ sinh thường xuyên máy để duy trì tình trạng máy luôn sạch và không có nấm mốc sinh sôi.
- Với trẻ em, vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách, đúng liều lượng bằng dung dịch nước muối (dạng xịt hoặc nhỏ). Tránh để trẻ hít phải khói thuốc hay các tác nhân gây dị ứng cho trẻ.
Khi đi bơi, cha mẹ hạn chế để trẻ ngâm mình quá lâu trong hồ bơi. Hướng dẫn và tập cho trẻ đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước. Tuân thủ việc tiêm chủng cho trẻ đúng lịch, đặc biệt là tiêm vaccine ngừa cúm và các bệnh về đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế cầu…). Không để trẻ tiếp xúc gần với người bị cảm lạnh hoặc người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/cac-loai-viem-xoang-thuong-gap-va-trieu-chung-a79633.html