Nếu lấy ráy tai sai cách sẽ nguy hiểm như thế nào?

Những thói quen ngoáy tai với bất kỳ đồ vật nào như bút bi, chìa khóa, tăm... kể cả khi không ngứa rất hay gặp. Việc làm này khiến bạn chỉ "đã" ngay lúc đó nhưng gây nhiều hiểm họa cho thính giác và sức khỏe.

Ráy tai đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ có thể ngăn chặn một số vật lạ, bụi hoặc một số côn trùng nhỏ trong không khí xâm nhập ống tai, do đó giảm nguy cơ tổn thương tai. Hơn nữa, một số thành phần trong ráy tai còn có thể ức chế và tiêu diệt một số vi khuẩn, giúp tai luôn hoạt động bình thường.

Ngoài ra, ráy tai còn có tác dụng dưỡng ẩm, có thể ngăn ngừa tình trạng ngứa do khô tai.

Không nên lấy ráy tai với bất kì đồ vật gì như bút bi, chìa khóa, tăm..

Không nên lấy ráy tai với bất kỳ đồ vật gì như bút bi, chìa khóa, tăm..

Ráy tai là gì? Có cần phải thường xuyên loại bỏ?

Ráy tai được tạo thành từ các tế bào chết, chất nhờn, mồ hôi tiết ra từ ống tai và các bụi bẩn. Sau khi hình thành, ráy tai được đẩy ra bên ngoài ống tai ngoài dưới tác động của lớp nhung mao của tế bào tuyến. Thông thường, ráy tai sẽ tự khô và xảy ra hiện tượng bong tróc ở tai ngoài. Quá trình này sẽ diễn ra liên tục trong ống tai. Ráy tai chủ yếu có màu vàng, khô hoặc ẩm.

Ráy tai hoạt động như một rào cản vật lý, ngăn cản vi trùng xâm nhập vào vào bề mặt ống tai. Ráy tai có các enzyme có thể ly giải vi khuẩn. Vì thế, chỉ thực sự phải lấy khi chúng nhiều quá mức, ảnh hưởng đến sức nghe hoặc làm cản trở khả năng quan sát màng.

Tác hại việc lấy ráy tai không đúng cách

Ngoáy tai có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào ống tai. Chảy máu tai do rách da ống tai ngoài là một trong những rui ro hay gặp nhất của việc ngoáy tai. Ngoáy tai theo cách này rất dễ làm xước da ống tai. Khi vết thương xuất hiện trên da, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng. Ngoài ra còn làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém.

Thói quen thường xuyên ngoáy tai có thể vô tình làm thủng màng nhĩ, từ đó gây mất thính lực. Nếu thủng màng nhĩ để lâu ngày nếu sẽ gây viêm xương chũm làm giảm khả năng nghe nghiêm trọng và có thể gây ra những biến chứng nặng hơn do ổ nhiễm trùng lan tỏa vào các vùng cận kề kề. Một số trường hợp nặng còn có thể gây viêm tai giữa.

Một số trường hợp có thói quen ngoáy tai để lấy ráy tai sau khi cắt tóc cần thận trọng bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh từ dụng cụ lấy ráy tai dùng chung với nhiều người nhưng không được vệ sinh sạch sẽ.

Lấy ráy tai thực hiện và các cách lấy, loại bỏ ráy tai đúng cách là vô cùng quan trọng.

Thói quen thường xuyên ngoáy tai có thể vô tình làm thủng màng nhĩ, từ đó gây mất thính lực.

Cách lấy ráy tai đúng cách tại nhà

Lấy ráy tai thực hiện và các cách lấy, loại bỏ ráy tai đúng cách là vô cùng quan trọng. Để lấy ráy tai đúng cách, an toàn, hãy thực hiện:

(t/h)

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/neu-lay-ray-tai-sai-cach-se-nguy-hiem-nhu-the-nao-a79862.html