Tiền mãn kinh là giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời người phụ nữ. Phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh thường có các dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ra mồ hôi, nóng trong người, mặt đỏ, hồi hộp hay quên, kinh nguyệt không đều...
1. Tổng quan về tiền mãn kinh
Thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu từ tuổi 41 - 45, thời gian ngắn có thể từ 5, 7 tháng, dài có thể 1, 2 năm hoặc lâu hơn, có người kéo dài hơn 10 năm.
Tiền mãn kinh, còn được gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh trong khoảng thời gian đó cơ thể người phụ nữ thay đổi chu kỳ tự nhiên từ nhiều hay ít thường xuyên của sự rụng trứng và kinh nguyệt , hoặc mãn kinh.
Phụ nữ tiền mãn kinh bắt đầu ở lứa tuổi khác nhau. Ở độ tuổi 40, hoặc thậm chí vào đầu độ tuổi 30, có thể bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu.
Tuổi mãn kinh: ngoài 50 tuổi. Tuổi tiền mãn kinh sớm: trước tuổi 40. Tuổi tiền mãn kinh: bình thường 40 - 47 tuổi.
Nhóm đối tượng dễ mãn kinh sớm:
Phụ nữ bước vào thời kì tiền mãn kinh thường có các dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ra mồ hôi, nóng trong người, mặt đỏ, hồi hộp hay quên, kinh nguyệt không đều...
2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ tiền mãn kinh
Nguyên nhân chính gây ra thời kỳ tiền mãn kinh, đó là do nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể người phụ nữ không ổn định. Trong thời kỳ này, buồng trứng bắt đầu suy giảm chức năng, dần dần ngưng tiết hai loại hormon estrogen và progesterone. Từ đó, sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ khiến quá trình rụng trứng diễn ra không đều, đồng thời gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Estrogen là chất được các tế bào hạt ở "vỏ trứng" tiết ra, do tác động của FSH và LH (hai hormon tuyến yên), được duy trì vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt và đạt đỉnh vào gần ngày rụng trứng. Estrogen được điều hòa là nhờ sự phối hợp của hai hormon FSH và LH, cùng sự nhạy cảm hoá của buồng trứng.
Khi nữ giới bước sang độ tuổi mãn kinh, buồng trứng bắt đầu thoái hoá, số lượng các nang trứng giảm, buồng trứng lại bắt đầu "trơ ra" với các chất FSH và LH. Hậu quả nguồn chính để tổng hợp estrogen bị mất đi và sự sụt giảm gần như là tất nhiên và không thể tránh.
Một số yếu tố được xem là nguy cơ dẫn đến tiền mãn kinh sớm hay muộn bao gồm:
3. Triệu chứng tiền mãn kinh
Trong thời kỳ tiền mãn kinh, có nhiều biểu hiện thay đổi ở người phụ nữ. Một số biểu hiện thường gặp bao gồm:
Kinh nguyệt bất thường: Khoảng giữa thời gian giữa 2 chu kỳ có thể dài hơn hoặc ngắn hơn, nhưng phần lớn là dài hơn. Số lượng kinh nguyệt trong một chu kỳ có thể kéo dài hơn.
Nóng ran và rối loạn giấc ngủ: Biểu hiện này gặp ở 65 – 70% phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, đặc biệt phổ biến nhất trong thời tiền mãn kinh muộn. Thời gian, cường độ và tần số khác nhau. Khó ngủ thường do nóng ran hoặc đổ mồ hôi ban đêm, nhưng đôi khi giấc ngủ trở nên thất thường ngay cả khi không có biểu hiện nóng ran.
Tâm trạng thay đổi: Một số phụ nữ có sự thay đổi tâm trạng, cảm giác trong người luôn khó chịu hoặc có thể làm tăng nguy cơ gây trầm cảm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do rối loạn giấc ngủ, nhưng cũng có thể được gây ra bởi các yếu tố không liên quan đến những thay đổi nội tiết tố của tiền mãn kinh.
Giảm khả năng sinh sản: Rụng trứng trở nên bất thường, khả năng thụ thai giảm.
Thay đổi ham muốn tình dục: Âm đạo khô, giảm ham muốn tình dục.
4. Điều trị tiền mãn kinh
Bất kỳ người phụ nữ nào cũng sẽ gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt trong thời kỳ tiền mãn kinh trong đời, chỉ là mức độ nặng nhẹ khác nhau. Một số phụ nữ đến sự chăm sóc y tế khi phát hiện ra các triệu chứng mãn kinh của họ. Nhưng những người khác lại chọn chấp nhận các thay đổi hoặc chỉ đơn giản là không có những triệu chứng nghiêm trọng đủ để đảm bảo sự chú ý.
Liệu pháp có thể để điều trị các triệu chứng mãn kinh bao gồm:
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc lựa chọn lối sống lành mạnh có thể giúp giảm một số triệu chứng của mãn kinh cũng như thúc đẩy sức khỏe tốt.
5. Hạn chế tiền mãn kinh sớm
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc lựa chọn lối sống lành mạnh có thể giúp giảm một số triệu chứng của mãn kinh cũng như thúc đẩy sức khỏe tốt.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Chế độ ăn giảm chất bèo, giàu chất xơ từ trái cây, rau và ngũ cốc. Bổ sung các thực phẩm giàu calci và vitamin D. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu hoặc cà phê.
Thường xuyên tập thể dụ:. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp ngăn ngừa tăng cân, cải thiện giấc ngủ, giúp xương chắc khỏe và cải thiện tình trạng tâm lý. Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, ngủ 7 – 8 giờ/ngày, duy trì cân nặng với chỉ số BMI trong giới hạn cho phép.
Hạn chế trầm cảm, stress: Ngồi thiền hoặc yoga cũng là những biện pháp hữu ích trong thời kỳ tiền mãn kinh.. Người thân nên gần gũi, chia sẻ, động viên. Tận hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện như massage, xông hơi, tắm khoáng,… giúp các cơ trên cơ thể được thư giãn và phục hồi.
Theo Suckhoedoisong
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/cach-khien-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-khong-con-la-noi-lo-doi-voi-moi-chi-em-a80253.html