Gan đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Nó giúp xử lý chất dinh dưỡng từ thực phẩm, sản xuất mật để hỗ trợ tiêu hóa, lọc chất độc trong máu, điều chỉnh đường huyết và lưu trữ vitamin, khoáng chất. Lượng mỡ tích tụ trong gan tăng lên dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ.
Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng chất béo tích tụ trong gan cao hơn bình thường (> 5% trọng lượng gan). Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không gây hại, tuy nhiên nếu tình trạng gan nhiễm mỡ không được theo dõi, điều chỉnh kịp thời lâu dài sẽ làm suy giảm chức năng gan, dẫn đến viêm gan, xơ gan hay thậm chí ung thư gan.
Gan nhiễm mỡ phát triển qua 3 giai đoạn, trong những giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Bước sang giai đoạn thứ 3, gan bị tổn thương nặng hơn, việc phục hồi là gần như không thể. Cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ được đánh giá dựa vào lượng mỡ tích tụ ở gan, cụ thể:
- Gan nhiễm mỡ cấp độ 1: lượng mỡ tích tụ chiếm 5 - 10% tổng trọng lượng gan.
- Gan nhiễm mỡ cấp độ 2: lượng mỡ tích tụ chiếm 10 - 25% tổng trọng lượng gan.
- Gan nhiễm mỡ cấp độ 3: lượng mỡ tích tụ chiếm hơn 25% tổng trọng lượng gan.
Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ
Nguyên nhân chính gây bệnh gan nhiễm mỡ là do thường xuyên uống rượu bia hoặc thức uống có cồn trong thời gian dài. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến gan nhiễm mỡ như:
Gan nhiễm mỡ là bệnh khá phổ biến hiện nay, ai cũng có thể mắc phải không phân biệt giới tính và độ tuổi. Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao như người uống nhiều rượu bia, béo phì, đái tháo đường, suy giáp, suy tuyến yên, hội chứng buồng trứng đa nang và người cao tuổi.
Triệu chưng gan nhiễm mỡ
Hầu hết người khi bị gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu hoàn toàn không nhận thấy dấu hiệu bất thường, vì vậy rất khó để nhận biết. Khi quan sát thấy cơ thể có những triệu chứng sau thì rất có thể bạn đã bị gan nhiễm mỡ tiến triển sang suy gan.
Các cấp độ gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ thường chia thành 3 giai đoạn tương ứng với 3 cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3.
Gan nhiễm mỡ độ 1: Đây là giai đoạn nhẹ, lành tính và ít nguy hiểm, không có biểu hiện gì nên rất khó phát hiện bệnh. Tỷ lệ mỡ trong gan chiếm khoảng 5 – 10% tổng trọng lượng của gan. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể chữa khỏi.
Gan nhiễm mỡ độ 2: Đây là giai đoạn thứ 2 của bệnh, tỉ lệ mỡ ở cấp độ này đã lên đến 10 – 25% tổng trọng lượng của gan. Lúc này, mỡ đã lan rộng ra các mô gan và cơ hoành, tuy vẫn chưa gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì gan nhiễm mỡ cấp độ 2 có thể chuyển sang độ 3.
Gan nhiễm mỡ độ 3: Đây là giai đoạn cuối của gan nhiễm mỡ và là giai đoạn nguy hiểm nhất, rất khó điều trị và phục hồi, dẫn tới các biến chứng về gan như xơ gan, ung thư gan và thậm chí tử vong. Gan nhiễm mỡ độ 3, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng rõ ràng dễ nhận biết như cảm thấy đau tức hạ sườn bên phải, vàng da, vàng mắt, u mạch nổi lên trên da, chán ăn, mệt mỏi, sút cân nhanh chóng,…
Ở giai đoạn đầu gan nhiễm mỡ không gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng gan, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, nếu không được điều chỉnh kịp thời, bệnh lý này sẽ phát triển thành viêm gan, xơ gan, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh, thậm chí là ung thư gan dẫn đến tử vong.
Những dấu hiệu trên da cảnh báo gan nhiễm mỡ
Trứng cá đỏ: Trứng cá đỏ (còn gọi là rosacea) là bệnh da mạn tính, triệu chứng đặc trưng là những vết sưng nhỏ, đỏ, đầy mủ trên da xuất hiện khi bùng phát. Đây cũng có thể là triệu chứng của gan nhiễm mỡ. Các triệu chứng khác nhau tùy theo màu da, thường rõ ràng hơn ở làn da sáng nhưng khó nhìn thấy ở người da sẫm màu. Thông thường bệnh chỉ ảnh hưởng đến da mặt, mũi, má, trán.
Vàng da, mắt: Da, mắt chuyển sang màu vàng do bệnh vàng da, xảy ra khi chất bilirubin tích tụ quá mức trong máu. Ở người bệnh gan nhiễm mỡ, chức năng gan bị suy giảm làm cản trở sự phân hủy của bilirubin, góp phần gây vàng da.
Ngứa da: Ngứa có thể do tắc nghẽn hoặc kích ứng ống mật. Tình trạng viêm và tổn thương tế bào gan do gan nhiễm mỡ làm gián đoạn dòng chảy của mật, dẫn đến tích tụ axit mật trong máu, gây ngứa.
Lòng bàn tay đỏ ửng: Lòng bàn tay đỏ lên có thể do lưu lượng máu đến bề mặt da tăng lên. Trong các bệnh về gan như bệnh gan nhiễm mỡ, sự thay đổi tuần hoàn và nội tiết tố góp phần gây ban đỏ ở lòng bàn tay.
U vàng quanh mí mắt: Đây là tình trạng những mảng hoặc vết sưng màu vàng có thể phát triển trên da, xung quanh mí mắt. Nó cũng xảy ra ở người bị rối loạn chức năng gan, bao gồm cả bệnh gan nhiễm mỡ.
Khô da: Mất nước và suy giảm chức năng gan đều góp phần gây khô da. Gan nhiễm mỡ làm giảm khả năng sản xuất một số protein, lipid cần thiết cho sức khỏe của da, dẫn đến khô kèm theo bong tróc.
Mụn thịt dư: Mụn thịt này thường là những khối u nhỏ, mềm, có bề mặt trơn láng, lành tính. Chúng thường hình thành ở vị trí da tiếp xúc nhiều với ánh nắng như mặt, cổ hoặc vùng cọ xát da nhiều như nách, bẹn. Tình trạng kháng insulin thường gặp ở người bệnh gan nhiễm mỡ, làm phát triển các khối u này.
Phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ
Để phòng bệnh gan nhiễm mỡ và những biến chứng của bệnh gây nên, bạn có thể tham khảo áp dụng các biện pháp.
- Hạn chế hoặc không uống bia rượu, thức uống có cồn;
- Kiểm soát cân nặng hợp lý;
- Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường;
- Cắt giảm tối đa chất béo bão hòa trong mỡ động vật, thịt, bơ, sữa, phô mai, dầu dừa,…);
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Giàu chất xơ, tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, ăn ít chất béo, bổ sung thêm cá hồi, cá ngừ giàu omega 3 rất tốt cho gan;
- Luyện tập thể thao đều đặn: Chế độ luyện tập tùy thuộc tình trạng sức khỏe mỗi người, khoảng 30 phút mỗi ngày.
Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, hãy chủ động các biện pháp phòng bệnh và thực hiện khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm và có cách điều chỉnh phù hợp và hiệu quả, ngăn chặn sự phát triển của bệnh và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Tổng hợp
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/nhung-dau-hieu-canh-bao-gan-nhiem-mo-a80333.html