Viêm đường tiết niệu: nguyên nhân và hậu quả đáng sợ

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý dễ gặp và dễ tái phát do các thói quen sinh hoạt không khoa học. Chính vì vậy mà các chuyên gia y tế khuyên rằng, mỗi người nên tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh để chủ động hơn trong việc phòng tránh cũng như có hướng xử lý kịp thời nếu đã không may mắc phải.

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu do hại khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập, tấn công gây nhiễm trùng. Bệnh lý có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục, dễ tái phát và không thể tự khỏi. Nếu mắc viêm đường tiết niệu người bệnh cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Ban đầu, khi tình trạng viêm nhiễm còn ở mức độ nhẹ sẽ không đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ra không ít phiền toái, khó chịu cho người bệnh bởi những vết thương hở đang lở loét. Đến giai đoạn viêm đường tiết trở nặng sẽ khó chữa và khiến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn.

Đa số các trường hợp viêm đường tiết niệu sẽ được điều trị nội khoa, những trường hợp nặng sẽ được điều trị kháng sinh qua đường tĩnh mạch. Nếu bị viêm đường tiết niệu trong đợt cấp, người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục và bạn tình cũng sẽ cần điều trị.

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?- Ảnh 1.

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý gây ra do vi khuẩn, virus, nấm trong đường tiết niệu.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu:

Đối với nữ giới:

 

- Quan hệ tình dục không an toàn.

- Trước và sau khi quan hệ không vệ sinh vùng kín, không vệ sinh vùng kín đúng cách.

- Thường xuyên nhịn tiểu dẫn tới tình trạng vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây viêm nhiễm.

- Dùng băng vệ sinh chất lượng kém hoặc không thay băng thường xuyên (khoảng 3-4tiếng/lần).

- Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: phụ nữ mang thai, người mắc sỏi đường tiết niệu, hẹp niệu quản…

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?- Ảnh 2.

Viêm đường tiết niệu không thể tự khỏi, người bệnh cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với nam giới

- Bị các chấn thương tại dương vật dẫn tới niệu đạo bị kích thích gây viêm niệu đạo.

- Người mắc các bệnh lý như viêm quy đầu, viêm da quy đầu.

- Thói quen vệ sinh vùng kín chưa đúng, chưa sạch sẽ.

- Một số các bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh: bàng quang thần kinh, sỏi tiết niệu, hẹp niệu đạo, phì đại tiền liệt tuyến…

Dấu hiệu nhận biết viêm đường tiết niệu

Ở nữ giới

- Cảm giác buồn tiểu liên tục, tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần tiểu rất ít.

- Tiểu gấp, tiểu dắt, tiểu buốt.

- Đau vùng bụng dưới, cảm giác đau tăng lên khi đi tiểu.

- Nước tiểu có màu đục, mùi khai thậm chí có lẫn cả máu.

- Đau vùng hông, lưng.

- Một số trường hợp nặng có thể bị sốt cao, ớn lạnh, nôn hoặc buồn nôn.

Đối với nam giới

- Thường xuyên đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước thải ra lại ít.

- Cảm giác buồn tiểu ngay cả khi không có nước tiểu ứ đọng trong bàng quang.

- Khó tiểu kèm theo đau đớn, rát bỏng và khó chịu.
 

- Đau bụng và tức lưng dữ dội.

- Khi bệnh đã diễn biến nặng, cơn đau bụng và lưng sẽ lan tỏa và kéo dài trong hàng giờ kèm theo triệu chứng ớn lạnh, sốt cao.

- Nước tiểu đổi màu, bụng hay chướng, đầy hơi.

- Lúc viêm đường tiết niệu mới khởi phát, những biểu hiện thường mơ hồ. Sau một thời gian nếu không trị liệu thì những dấu hiện sẽ rõ ràng hơn và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm, sinh lý của người bệnh.

Hậu quả đáng sợ của bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu nếu không trị liệu sớm để bệnh kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể như:
- Viêm nhiễm lây sang bộ phận sinh dục gây đau đớn, sưng tấy, mẩn đỏ, đồng thời các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh hoạt đời sống của người bệnh.

- Vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống bài tiết gây ra các bệnh như: viêm niệu đạo, viêm ống dẫn tinh, viêm tinh hoàn, viêm bàng quang,….

- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ thậm chí có nguy cơ vô sinh.

- Nhiễm trùng máu.

- Ảnh hưởng tới thai kỳ nếu bệnh nhân là phụ nữ mang thai.

- Tình thần giảm sút, người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, bất an và lo lắng.

Trước những biến chứng và tác hại của bệnh không nên chủ quan, lơ là mà cần phải nhanh chóng tìm đến bác sĩ để khám và chữa trước khi viêm đường tiết niệu chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ rất khó trị liệu đồng thời tốn kém nhiều tiền bạc. Tuyệt đối người bệnh không nên tự ý mua thuốc hoặc sử dụng các đơn thuốc cũ/đơn thuốc của bệnh nhân khác để điều trị.

Tổng hợp

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/viem-duong-tiet-nieu-nguyen-nhan-va-hau-qua-dang-so-a80362.html