Sỏi đường mật trong gan thường là sỏi sắc tố, với thành phần chính là bilirubin.
Nguyên nhân làm phát sinh bệnh chủ yếu là do ký sinh trùng đường ruột chui lên đường mật, mang theo vi khuẩn làm thay đổi khả năng hòa tan của bilirubin, kết hợp trứng và xác giun tạo thành nhân sỏi.
Sự rối loạn chức năng gan như xơ gan, viêm gan do thuốc, viêm gan siêu virus, viêm gan B,… gây mất cân bằng các thành phần trong dịch mật, hoặc giảm vận động đường mật thường gặp ở người béo phì, lười vận động…, cũng là nguyên nhân gây ra sỏi đường mật trong gan.
Sỏi đường mật trong gan thường là sỏi sắc tố, với thành phần chính là bilirubin.
Sỏi đường mật trong gan ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể nhận biết được một số biểu hiện như đầy chướng, chậm tiêu sau ăn.
Khi sỏi gây biến chứng, người bệnh có thể gặp phải một trong ba dấu hiệu điển hình là:
Sỏi đường mật trong gan thường được phát hiện khi sỏi làm xuất hiện các biến chứng. Bởi bệnh sỏi trong gan thường dễ gây biến chứng hơn so với sỏi tại các vị trí khác trong đường mật.
Cơn đau quặn gan thường xuất hiện sau bữa ăn no, đau dữ dội và đột ngột.
Chẩn đoán sỏi đường mật trong gan khó hơn so với sỏi ống mật chủ hoặc sỏi trong túi mật. Để có kết luận chính xác nhất, cũng như tiên lượng được tình trạng bệnh, các bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm.
Điều trị sỏi trong gan khó, bởi vì sỏi thường nằm sâu và rải rác trong gan. Chưa kể đến việc sỏi làm ứ trệ dịch mật, có thể làm chít hẹp đường mật từng đoạn, gây khó khăn trong việc thực hiện các thủ thuật can thiệp.
Tùy từng trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể, người bệnh có thể được chỉ định:
Tóm lại: Các biến chứng do sỏi trong gan gây ra đều có tác động xấu đến sức khỏe. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ giúp làm giảm các triệu chứng, phòng ngừa ảnh hưởng do sỏi gây ra. Khi có các biểu hiện nghi ngờ, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/bien-chung-nguy-hiem-cua-soi-duong-mat-trong-gan-a80367.html