Bệnh tim mạch là các tình trạng liên quan đến sức khỏe của trái tim, sự hoạt động của các mạch máu gây suy yếu khả năng làm việc của tim. Các bệnh tim mạch bao gồm: các bệnh mạch máu như bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim…
Bệnh tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận dẫn đến tử vong.
Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận (thậm chí là suốt đời), tốn kém nhiều chi phí.
Bệnh tim mạch do nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt là liên quan đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày, như:
Biểu hiện của bệnh tim giai đoạn sớm thường mơ hồ. Nếu gặp những triệu chứng dưới đây, hãy tiến hành kiểm tra sức khỏe ngay:
- Xuất hiện tình trạng khó thở: xuất hiện từ từ, tăng lên khi người bệnh gắng sức, đặc biệt khi nằm xuống.
- Cảm giác bị đè nặng trong ngực, đau tức ngực: là triệu chứng thường gặp của bệnh tim, tuy nhiên cũng xuất hiện ở các bệnh lý khác như hô hấp, thần kinh.
- Cơ thể bị tích nước, mặt, bàn chân căng phù: triệu chứng phù do bệnh tim mạch thường là phù tím, phù mềm, dấu hiệu bắt đầu từ hai bàn chân kèm theo tình trạng gan to, tĩnh mạch cổ nổi.
- Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức: cơ thể mệt mỏi, kiệt sức khi thực hiện các hoạt động thường ngày. Đây là dấu hiệu thiếu máu đến tim, não và phổi.
- Ho dai dẳng, khò khè: tim bơm máu không đủ để cung cấp cho cơ thể khiến máu bị ứ lại. Dịch ứ ở phổi lâu ngày gây tình trạng ho mạn tính, thở khò khè.
- Chán ăn, buồn nôn: sự tích tụ của dịch trong gan, hệ thống tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn và buồn nôn.
- Đi tiểu đêm: người bệnh suy tim sẽ đi tiểu thường xuyên vào ban đêm do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu.
- Rối loạn nhịp tim, mạch không đều: tim đập với tốc độ nhanh hơn, đánh trống ngực hoặc đập dồn dập.
Ngoài ra, người bệnh tim có biểu hiện thở nhanh, lo lắng, lòng bàn tay đổ mồ hôi. Chóng mặt, ngất xỉu nếu người bệnh bị rối loạn nhịp tim, máu đến não bị gián đoạn.
Khi gặp các biểu hiện của bệnh tim giai đoạn sớm người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch.
Để chẩn đoán bệnh ngoài các biểu hiện lâm sàng các bác sĩ sẽ xem xét đến tiểu sử bệnh của gia đình; các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, tiểu đường, béo phì, căng thẳng...; xét nghiệm thể chất, xét nghiệm máu, chụp X-quang.
Ngoài ra, một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tim mạch gồm có: chụp cộng hưởng từ tim (MRI). Điện tâm đồ (ECG); máy theo dõi Holter.; Siêu âm tim - Doppler tim.; đặt ống thông tim; chụp cắt lớp vi tính tim (CT scan).
Thông qua các kết quả cận lâm sàng, bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng các bệnh lý tim mạch. Phát hiện bệnh sớm sẽ tăng hiệu quả điều trị, hạn chế bệnh trở nặng.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Một số phương pháp thường được sử dụng như: sử dụng thuốc kháng sinh đối với các trường hợp nhiễm trùng tim, các loại thuốc kiểm soát bệnh tim phụ thuộc vào loại bệnh tim mà bệnh nhân mắc phải. Khi thuốc không điều trị bệnh hiệu quả, bác sĩ sẽ có chỉ định cho bệnh nhân làm các kỹ thuật y tế hoặc phẫu thuật tim. Tùy tình trạng bệnh mà có các loại phẫu thuật phù hợp.
Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của các bác sĩ, cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống ít chất béo, natri, tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, tránh xa thuốc lá và rượu bia.
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/bieu-hien-cua-benh-tim-mach-giai-doan-som-a80910.html