Tòa nhà Viện Đại học Đông Dương ở số 19 Lê Thánh Tông (quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội) được thiết kế xây dựng năm 1924, hoàn thành năm 1927 mang phong cách Đông Dương, là sự kết hợp giữa kiến trúc kinh viện của châu Âu với giải pháp kiến trúc bản địa.
Tòa nhà Đại học Tổng hợp, tiền thân là Viện Đại học Đông Dương, lần đầu mở cửa đón khách tham quan với các triển lãm nghệ thuật sáng tạo.
Theo đó, tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác "Cảm thức Đông Dương" là hoạt động của lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 9 đến 17/11 là sự kiện giúp du khách lần đầu được tham quan công trình gần trăm tuổi cùng 22 tác phẩm nghệ thuật sáng tạo.
Năm 1956, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập và tiếp quản các tòa nhà thuộc Viện. Hiện nay, đây là một trong những giảng đường của trường Đại học Khoa học Tự nhiên, là biểu tượng của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tại lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu du khách được tham quan công trình gần trăm tuổi này.
Theo đó, tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác "Cảm thức Đông Dương" là một thuộc hoạt động của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 thu hút đông đảo người dân, du khách từ khi mở cửa.
Sảnh chính tòa nhà, nơi có mái vòm, những chiếc cột cao trang trí, là không gian đón tiếp du khách.
Các họa sĩ đã tạo những ô kính hình vòm trên cánh cửa nhìn ra phố lớn, vừa lấy sáng vừa đem lại cảm giác giống như bức tranh kính khổng lồ, lấy cảm hứng hình ảnh những chiếc bóng đèn như tượng trưng cho ánh sáng của tri thức.
Dù qua gần 100 năm, trên vòm trần tòa nhà vẫn còn hình ảnh hai con chim phượng hoàng, biểu tượng uy quyền trong văn hóa Á Đông. Đây cũng là điểm nhấn của triển lãm - nơi trình chiếu tác phẩm 3D mapping khắc họa lại hình ảnh hai con chim phượng hoàng đã bong mờ theo thời gian.
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/ben-trong-thanh-duong-tri-thuc-gan-100-nam-tuoi-o-ha-noi-a81280.html