Tổng quan về lá tía tô
Tía tô là loại cây được trồng rất nhiều ở làng quê Việt Nam. Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens hay còn gọi lá é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Các bộ phận của cây tía tô: cành tía tô (tô ngạnh), lá tía tô (tô diệp), hạt tía tô (tô tử).
Tại Việt Nam, lá tía tô dùng để nấu chín hoặc ăn sống, là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn như canh chuối đậu, bún ốc, cháo.
Theo y học cổ truyền, tía tô chứa tinh dầu, tác dụng phát hãn, trừ ôn dịch, lý khí tiêu đờm, dùng chữa cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, viêm họng, chống dị ứng, trị nôn, đau trướng bụng, bí đại tiện.
Thành phần hóa học chính của lá tía tô là tinh dầu, trong đó có perila aldehyde, limonene, trong hạt có dầu. Sau đây là một số tác dụng chữa bệnh từ cây tía tô.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời bác sĩ Nguyễn Thu Thủy - trưởng khoa y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang - cho hay lá tía tô giàu vitamin và chất khoáng vitamin A, vitamin C, Ca, Fe và P.
Theo bác sĩ Thủy, tía tô nấu cùng đường phèn và lá chanh, uống khi ấm, với cách nấu đơn giản nhưng có tác dụng rất tốt trong việc nâng cao sức khỏe.
Theo đó, trong lá tía tô và chanh đều có hàm lượng lớn vitamin C cùng các hoạt chất có khả năng kháng viêm hiệu quả. Do đó, sử dụng nước lá tía tô đường phèn và chanh sẽ giúp cải thiện và tăng sức đề kháng, rất tốt cho cả người lớn tuổi và trẻ em.
Lá tía tô được người Nhật ưa chuộng vì tốt cho gan
Không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản cũng là quốc gia cực kỳ ưa chuộng lá tía tô đỏ. Thậm chí họ còn gọi loại lá này với cái tên "lá hồi sinh".
Trong mùa hè, các gia đình người Nhật thường nấu nước tía tô cùng giấm táo và một chút đường. Họ gọi đó là Aka Shiso Juice. Nước tía tô mang lại cảm giác ngon miệng trong những ngày nóng nực và giúp phục hồi sinh lực cực nhanh.
Uống nước lá tía tô giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan thận từ đó mang lại làn da mịn màng hơn và ngăn ngừa mụn. Xông và rửa mặt bằng nước lá tía tô cũng là một cách làm trắng da, trị thâm mụn được nhiều người áp dụng.
Trong lá tía tô còn có các hoạt chất giải độc gan, chống dị ứng và các loại dị ứng viêm rất hiệu quả nên lá tía tô có tác dụng rất tốt trong trường hợp dị ứng như viêm mũi dị ứng, mề đay, mẩn ngứa…
Cách làm: Rửa sạch và đun sôi lá tía tô. Vớt lá tía tô ra vắt lấy nước, rồi cho chút đường vào nước đang đun sôi. Sau 5 phút thì tắt bếp, đợi nguội bớt rồi thêm giấm táo, nêm nếm cho vừa miệng, theo Phụ nữ Việt Nam.
Người mắc bệnh gout rất nên dùng
Nước tía tô, đường phèn và chanh còn có công dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản,…
Lý do là tía tô chứa hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, từ đó giúp bảo vệ tốt hơn hệ hô hấp trước những tác động gây hại từ khói bụi.
Trong lá tía tô còn chứa thành phần luteolin, có tác dụng làm dịu và phục hồi các tổn thương ở phổi.
Ngoài ra, một tác dụng khác của nước tía tô đường phèn và chanh là hỗ trợ điều trị bệnh gout. Đây là căn bệnh ngày càng tăng do chế độ ăn lối sống mất cân đối.
Nguyên nhân chính của căn bệnh này chính là việc nạp quá nhiều chất đạm và chất béo vào cơ thể, trong khi việc hoạt động mỗi ngày diễn ra rất ít. Lối sống này kéo dài sẽ khiến khớp xương bị xơ, cứng và sưng to do tích lũy acid uric.
Nước tía tô, chanh và đường phèn giúp hạn chế acid uric trong máu, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh gout hiệu quả.
Ngoài ra, uống nước lá tía tô còn giúp điều trị các bệnh về da như mày đay, nổi mụn nhọt…
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/loai-la-than-ky-5-nghin-mot-mo-la-cuu-tinh-cho-la-gan-a81398.html