Để giảm cân cơ thể cần phải được kích hoạt quá trình trao đổi chất. Quá trình trao đổi chất giúp điều chỉnh năng lượng của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân nặng. Thực phẩm ăn hàng ngày là một yếu tố thúc đẩy hoặc làm suy yếu quá trình sinh hóa phức tạp này. Trên thực tế, một số loại thực phẩm có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, dẫn đến việc tăng cân và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Thực phẩm làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến việc giảm cân khó khăn hơn
1. Đồ uống có đường là chậm quá trình giảm cân
Fructose, một loại đường chính trong nhiều đồ uống, ảnh hưởng đến khả năng đốt cháy năng lượng hiệu quả của quá trình trao đổi chất.
Nước ngọt và đồ uống tăng lực chứa nhiều đường có thể ức chế quá trình đốt cháy chất béo, thúc đẩy quá trình lưu trữ carbohydrate dư thừa trong mô mỡ. Đồng thời, đồ uống có đường thúc đẩy cảm giác thèm ăn, vì lượng đường trong máu tăng quá nhanh rồi lại giảm nhanh chóng, có thể khiến bạn tăng cân.
Một số thực phẩm phổ biến có thể khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn…
2. Ngũ cốc tinh chế
Carbohydrate rất cần thiết cho năng lượng, nhưng các loại ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, mì ống… thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, làm chậm quá trình trao đổi chất và tăng cân.
3. Tiêu thụ rượu thường xuyên
Bia, rượu vang, đồ uống có cồn… đều ức chế quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo bằng cách làm chậm các enzym tiêu hóa, do đó ngăn chặn mọi quá trình tiêu hóa tiếp theo. Điều này có nghĩa là chất béo sẽ được lưu trữ trong các tế bào, lâu ngày sẽ gây tăng cân.
Đồng thời, rượu ức chế quá trình sản xuất hormone tăng trưởng testosterone, đặc biệt với người đang cố gắng tăng cơ thì việc uống rượu sẽ phản tác dụng.
4. Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa thường có trong thực phẩm chế biến và một số loại dầu như dầu đậu nành, có thể làm giảm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Chúng có liên quan đến tình trạng viêm, kháng insulin và làm giảm khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể.
Bánh mỳ trắng là một trong những thủ phạm khiến bạn khó giảm cân.
5. Uống quá nhiều cà phê
Việc uống 1 cốc cà phê có thể tạm thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều cà phê sẽ dẫn đến tình trạng kháng insulin và làm chậm quá trình trao đổi chất.
Mẹo tăng cường trao đổi chất tự nhiên
Cách giúp tăng tốc độ trao đổi chất một cách tự nhiên và chống lại tác động của những thực phẩm làm chậm quá trình trao đổi chất:
- Uống đủ nước giúp tăng tốc độ trao đổi chất tạm thời: Các nghiên cứu cho thấy, quá trình sinh nhiệt do nước tạo ra có thể làm tăng quá trình trao đổi chất lên đến 30% trong khoảng một giờ. Nên uống 2-2,5 lít nước/ngày. Có thể uống một ly nước ép bưởi, nước chanh, nước gừng vào buổi sáng hoặc 1- 2 tách trà xanh mỗi ngày… cũng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.
- Ăn thực phẩm giàu protein: Protein giúp phục hồi cơ và tăng tỷ lệ trao đổi chất trong vài giờ sau khi tiêu thụ. Điều này được gọi là hiệu ứng nhiệt của thực phẩm, khi cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn khi tiêu hóa protein so với chất béo hoặc carbohydrate.
- Tránh bỏ bữa vì có thể làm chậm quá trình trao đổi chất như một phản ứng để bảo tồn năng lượng.
- Tập thể dục thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Có thể kết hợp các bài tập sức mạnh thay vì bài tập tim mạch vào thói quen tập luyện hàng ngày. Tập luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT) giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất kéo dài hơn ngay cả sau khi đã kết thúc quá trình tập luyện, từ đó giúp giảm cân tốt hơn.
- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể dẫn đến mất cân bằng chuyển hóa. Điều này liên quan đến tình trạng kháng insulin và làm chậm tốc độ trao đổi chất. Đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm để duy trì sự cân bằng trao đổi chất của cơ thể.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng mạn tính sẽ dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, làm chậm tốc độ trao đổi chất. Do đó, nên thực hành các cách giảm căng thẳng, như thiền và yoga...
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/5-loai-thuc-pham-lam-cham-qua-trinh-giam-can-a81950.html