Các đường lây truyền cúm và biến chứng của bệnh

Các đường lây truyền cúm và biến chứng của bệnh thường ít được chú tâm, nhưng nếu nhận thức rõ thì nguy cơ lây nhiễm cúm sẽ được hạn chế hiệu quả hơn.

Bệnh cúm là một bệnh lý đường hô hấp do virus gây ra. Bệnh nhân mắc bệnh cúm thường bị sốt, đau đầu, đau cổ họng, đau nhức bắp thịt khắp cơ thể, ho và mệt mỏi kéo dài. Cúm cũng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi và thậm chí gây tử vong ở người.

Các đường lây truyền của bệnh cúm

Vì ít được chú ý nên cúm là bệnh có khả năng lây lan rất cao giữa người với người, tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành dịch. Cúm lây truyền chủ yếu qua 2 con đường sau:

Đường lây truyền cúm phổ biến nhất là dịch tiết hô hấp

Thời gian đỉnh điểm của dịch cúm thường vào mùa đông hoặc khi thời tiết trở lạnh vì khi đó chúng ta có xu hướng tiếp xúc gần với người khác hơn, gia tăng khả năng lây truyền cúm (nếu có).

Thời điểm nào dễ lây truyền cúm?

Có lẽ bạn không biết khi bản thân vẫn đang cảm thấy khỏe mạnh thì lại là thời điểm dễ lây truyền cúm. Bạn hoàn toàn có thể truyền cúm cho người khác trước khi biết mình bị bệnh (còn gọi là thời gian ủ bệnh), cũng như lúc đã xuất hiện triệu chứng cúm (thời gian phát bệnh).

Cúm dễ lây truyền nhất trong giai đoạn từ 3 – 4 ngày đầu sau khi phát bệnh. Hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh có thể lây nhiễm cho người khác trong vòng 1 ngày trước khi các triệu chứng cúm gia tăng, hoặc tối đa là 5 – 7 ngày sau đó. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu có thể lây truyền virus cúm trong thời gian dài hơn 7 ngày.

Các triệu chứng thường bắt đầu khoảng 2 ngày (nhưng có thể từ 1 – 4 ngày) sau khi virus cúm xâm nhập vào cơ thể, nghĩa là bạn luôn tiềm ẩn nguy cơ truyền cúm cho người khác trước khi biết mình bị bệnh. Một số người bị nhiễm virus cúm nhưng có thể không biểu hiện triệu chứng. Trong thời gian này, những người đó vẫn là nguồn lây truyền virus cúm cho người khác.

Biến chứng của bệnh cúm

Hầu hết những người bị cúm đều ở thể nhẹ, không cần chăm sóc y tế hoặc dùng thuốc kháng virus, thời gian hồi phục nhanh (sau chưa đầy hai tuần). Tuy nhiên, cúm là loại bệnh có khả năng để lại biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân sẽ phải nhập viện và trong một số trường hợp, cúm có thể gây tử vong ở người.

Viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang và nhiễm trùng tai là những biến chứng liên quan đến cúm, trong đó viêm phổi là biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất do diễn tiến bệnh nhanh. Đối với người lớn tuổi và những người mắc bệnh mạn tính, viêm phổi biến chứng từ cúm hoàn toàn có thể gây tử vong. Nếu bạn bị cúm và ho trên 3 tuần, hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay, nhằm phát hiện biến chứng viêm phổi.

Những đối tượng dễ nhiễm cúm và mắc biến chứng từ cúm

Trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh mạn tính, nhân viên chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế là những đối tượng dễ bị lây truyền và mắc biến chứng cúm như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang và tai, cụ thể:

Người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc biến chứng cúm qua các đường lây truyền cúm thông thường

Hiểu rõ các đường lây truyền và biến chứng cúm nguy hiểm cũng như các yếu tố làm gia tăng biến chứng sẽ giúp bạn nâng cao nhận thức về mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm.

Bình Vy (t/h)

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/cac-duong-lay-truyen-cum-va-bien-chung-cua-benh-a64983.html