Sán lá phổi là một loài giun dẹp, sống ký sinh ở phổi người, có thể gây bệnh ở bất cứ bộ phận nào trong cơ thể như: Phổi, não, tủy sống, cơ ngực, tổ chức dưới da, lách, ổ bụng, màng ngoài tim, cơ tim, trung thất, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, tinh hoàn, niệu quản,… nơi ký sinh chủ yếu là tại phổi.
Sán lá phổi có ở những thực phẩm nào?
Bệnh sán lá phổi do loài sán lá thuộc giống Paragonimus gây nên. Ở Việt Nam bệnh thường gặp rải rác ở các vùng miền núi: Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn…
Chu trình phát triển của sán lá phổi là sán trưởng thành ký sinh và đẻ trứng trong các phế nang của phổi. Trứng theo đờm xuống họng, rồi vào đường tiêu hóa khi bệnh nhân nuốt, sau đó được đào thải theo phân ra ngoài. Trong môi trường nước trứng nở thành ấu trùng, phát triển thành ấu trùng lông.
Ấu trùng chui vào ốc Bulimus phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời ốc sống tự do trong nước sau đó xâm nhập vào loài giáp xác như tôm, cua đồng... Chúng cư ngụ trong loài giáp xác tạo thành nang trùng, là mầm bệnh gây nhiễm. Nếu người hoặc động vật ăn phải loài giáp xác bị nhiễm sán lá phổi, chưa được nấu chín như các món cua nước, tôm nướng, mắm cua đồng sẽ bị nhiễm bệnh.
Trong cơ thể người, ấu trùng theo đường tiêu hóa xuống dạ dày, đến ruột; rồi xuyên thành ruột vào ổ bụng. Sau đó ấu trùng xuyên qua cơ hoành vào phổi, cư ngụ ở các phế nang gây bệnh.
Ngoài phổi, ấu trùng có thể ký sinh ở màng phổi, phúc mạc, gan, não, có thể gây thương tổn hoại tử, với các triệu chứng lâm sàng như ổ áp xe. Bệnh xảy ra ở người, không tự khỏi nếu không được chẩn đoán và điều trị đặc hiệu. Sán lá phổi có tuổi thọ trung bình 10 – 15 năm.
Triệu chứng của sán lá phổi
Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh cũng như các bệnh lý nền kèm theo mà mỗi người bệnh lại xuất hiện những triệu chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những triệu chứng xuất hiện do bệnh sán lá phổi điển hình, hầu hết các trường hợp bị bệnh đều có như:
Rối loạn tiêu hóa thường là triệu chứng ban đầu của bệnh sán lá phổi
Một vài trường hợp bệnh nhân có những triệu chứng bệnh khá phức tạp sẽ bị chẩn đoán nhầm giữa sán lá phổi với bệnh lao phổi. Thậm chí người bệnh có thể mắc phải 2 căn bệnh này cùng lúc.
Các biến chứng của sán lá phổi
Bệnh sán lá phổi là căn bệnh nguy hiểm thế nhưng khả năng phát hiện ra bệnh sớm lại khá khó khăn bởi bệnh thường phát triển âm thầm cho tới khi các ấu trùng sinh sôi nảy nở nhiều mới xuất hiện các triệu chứng bệnh rõ rệt.
Loại sán lá phổi nguy hiểm nhất chính là Paragonimus Westermani, chúng sẽ phát triển lớn tới mức to bằng đầu ngón tay và di chuyển trong phổi gây ra các hốc nang lớn. Thông thường trong mỗi nang trứng sẽ có 2 ấu trùng sống trong môi trường chất dịch màu đỏ, sán mẹ có thể tích tụ nhiều nang trứng thành một hốc nang trứng hoặc một chuỗi dài trong lá phổi. Chính vì vậy, người bệnh sẽ có triệu chứng ho kèm đờm có lẫn màu đỏ (máu cử người bệnh cộng với chất dịch trong nang trứng). Bệnh phát triển mạnh sẽ chuyển thành dạng mạn tính, các cơn ho sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và mức độ ảnh hưởng cũng nghiêm trọng hơn tiến triển thành dạng mạn tính, đặc biệt người bệnh sẽ bị ho nhiều vào sáng sớm.
Loài sán Paragonimus Westermani thậm chí có thể lây lan và ký sinh lên cả các phủ tạng khác và một số cơ quan lân cận. Ở mỗi vị trí sán lá phổi ký sinh lại gây ra những biến chứng khác nhau:
Người bệnh bị nhiễm sán lá phổi sẽ có triệu chứng ho kèm đờm có lẫn màu đỏ
Sán lá phổi còn có thể thay đổi tổ chức của các phế quản nhỏ và tổ chức bình thường gây ra tình trạng biến chuyển tổ chức biểu bì trụ sang tổ chức biểu bì lát tầng, sẽ hình thành các tổ chức xơ xung quanh nang sán.
Đặc biệt chú ý trường hợp bệnh nhân bị mắc bệnh lao phổi kết hợp với tình trạng sán lá phổi, đây được xem là trường hợp có nguy cơ gây tử vong cao nhất.
Chuẩn đoán sán lá phổi
Sau khi có các biểu hiện nghi ngờ, các bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm như:
Vì vậy, để phòng bệnh sán lá phổi cần lưu ý:
Tổng hợp
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/canh-giac-voi-san-la-phoi-a80396.html