Thế nào là tự ý nghỉ việc?
Tự ý nghỉ việc là khái niệm dùng để chỉ những trường hợp mà người lao động không tiếp tục thực hiện công việc của mình nhưng hoàn toàn không báo trước, có báo trước nhưng không đúng theo quy định hoặc có báo trước nhưng chưa có được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan.
Cụ thể hơn, những người lao động nghỉ việc không lý do trong 5 ngày (cộng dồn trên 1 tháng) hoặc 20 ngày (cộng dồn trên 1 năm) thì được xem là tự ý nghỉ việc. Lúc này thủ trưởng cơ quan hoặc chủ doanh nghiệp có quyền sa thải người lao động, thậm chí yêu cầu họ thực hiện những mức phạt theo luật định.
Như vậy, nếu tự ý nghỉ việc thì người lao động sẽ phải gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất định, đặc biệt là những thiệt thòi xoay quanh vấn đề quyền lợi về tiền lương và tiền trợ cấp. Vậy những thiệt thòi đó cụ thể là gì?
Vì sao người lao động không nên tự ý nghỉ việc?
Không được hưởng tiền trợ cấp và phải bồi thường theo quy định của pháp luật
Nếu người lao động tự ý nghỉ việc thì sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc cùng trợ cấp thất nghiệp. Với những người đã nghỉ việc thì những khoản trợ cấp này thực sự rất đáng giá.
Bên cạnh đó, theo luật định, người lao động còn phải có nghĩa vụ bồi thường và hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động. Tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể, khoản tiền bồi thường và hoàn trả sẽ có giá trị khác nhau.
Như vậy, khi tự ý nghỉ việc, bạn sẽ không được nhận các khoản trợ cấp cơ bản mà còn phải đối mặt với nguy cơ phải mất thêm tiền để bồi thường cho doanh nghiệp. Trên thực tế quyết định nghỉ việc có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và tài chính của cá nhân, vì thế bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi nghỉ việc, đồng thời tránh hồ đồ tự ý nghỉ việc kẻo lại “rước họa vào thân”.
Bị mất uy tín cá nhân, khó xin việc ở lần sau
Dù là đảm nhận việc làm online tại nhà hay toàn thời gian tại công ty thì làm việc tùy hứng và tự ý nghỉ việc không báo trước là điều cực kỳ tệ hại. Khi tự ý nghỉ việc như vậy, bạn vừa không tích lũy được kinh nghiệm vừa đánh mất uy tín cá nhân, từ đó khó lòng xin việc ở lần sau.
Chẳng hạn, khi xin việc ở công ty mới, bạn không thể điền tên công ty cũ vào mục “Kinh nghiệm cá nhân” phòng khi công ty mới yêu cầu xác nhận hoặc hỏi đến lý do nghỉ việc. Nhưng như vậy cũng có nghĩa là mục kinh nghiệm của bạn sẽ ít ỏi, khó thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn.
Làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành công ty
Nếu ví công ty là một hệ thống thì từng nhân viên chính là một mắc xích để vận hành hệ thống trơn tru. Nay đột nhiên có một nhân viên tự ý nghỉ việc sẽ tạo ra chỗ khuyết trong hệ thống, ít nhiều làm công ty bị ảnh hưởng. Công ty phải nhanh chóng tuyển dụng và đào tạo người mới hoặc điều động nhân viên khác để thay thế vị trí làm việc của bạn. Như vậy, vô tình sự tùy ý nghỉ việc của bạn không chỉ làm ảnh hưởng đến bản thân mà còn tác động tiêu cực đến nhiều người khác. Điều này hoàn toàn không tốt chút nào.
Những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về “thiệt thòi” mà bản thân phải chịu nếu tự ý nghỉ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Do vậy, nếu không muốn tiếp tục công việc hiện tại, hãy suy nghĩ thật cẩn thận và tiến hành từng bước theo đúng quy định để bản thân có thể hưởng được những quyền lợi cho cả hiện tại và tương lai sau này nhé.