5 thói quen tưởng vô hại nhưng khiến bếp điện nhanh hỏng, tiền điện tăng chóng mặt

Thảo Huyền

Nhiều gia đình quyết định đổi từ bếp gas sang bếp điện mà không biết nếu dùng sai bếp điện còn nguy hiểm hơn cả bếp gas.

Trong nhiều năm trở lại đây, bếp từ, bếp điện từ đã tự mình khẳng định đẳng cấp vượt trội hơn hẳn những loại bếp khác và nhận được sự quan tâm của đông đảo của các bà nội trợ, đang tạo nên một xu hướng nấu nướng mới trong công việc nấu ăn. Bếp điện còn ghi điểm với thiết kế có độ thẩm mỹ cao phù hợp với mọi không gian bếp, tiện nghi và hơn hết là an toàn tuyệt đối hơn hẳn bếp gas. 

Tuy nhiên, một số người với thói quen tiết kiệm điện thường ngắt nguồn điện ngay sau khi nấu ăn xong, đây là một sai lầm tai hại.

 5 thói quen tưởng vô hại nhưng khiến bếp điện nhanh hỏng, tiền điện tăng chóng mặt - Ảnh 1

Rút điện ngay khi vừa nấu xong

Nhiều người có thói quen rút bếp ngay sau khi sử dụng. Họ nghĩ rằng làm như vậy sẽ tiết kiệm điện. Tuy nhiên, việc này diễn ra liên tục sẽ làm bếp nhanh hỏng. Bếp điện có chế độ làm mát. Khi rút điện, chế độ này không thể hoạt động, thời gian làm nguội bếp lâu hơn, về lâu dài gây hại cho bếp.

Do đó, sau khi sử dụng, bạn ấn nút off để tắt bếp, đợi khoảng 30 phút rồi mới rút nguồn điện.

Bật tắt bếp nhiều lần

Trong quá trình nấu, nhiều người thường bật tắt bếp nhiều lần để chuẩn bị các món ăn khác. Tuy nhiên, điều này gây tốn nhiều điện năng bởi bếp phải làm việc lại từ đầu.

Bạn nên hạn chế tối đa việc bật tắt bếp nhiều lần. Chuẩn bị tất cả các nguyên liệu cần thiết, nấu các món liên tiếp sẽ giúp bạn tiết kiệm điện tốt hơn.

5 thói quen tưởng vô hại nhưng khiến bếp điện nhanh hỏng, tiền điện tăng chóng mặt - Ảnh 2

Nấu ở mức nhiệt quá cao

Bếp điện có nhiều mức công suất khác nhau. Nhiều chị em muốn nấu nhanh để đỡ tốn điện nên thường chọn mức cao nhất. Tuy nhiên, nhiệt quá cao khiến thức ăn chín không đều, lại dễ bị cháy, lượng điện cũng tốn nhiều.

Khi nấu, bạn chỉ nên để mức công suất vừa phải, phù hợp với từng món ăn (món xào nên để nhiệt cao, món kho nên để nhiệt thấp), vừa giúp thực phẩm chín đều vừa tránh lãng phí điện.

Đặt những đồ dùng không cần thiết lên bếp khi đang nấu

Việc đặt các đồ vật bằng nhựa lên mặt bếp dễ dẫn tới biến dạng, cháy nỏ. Những đồ kim loại dễ truyền nhiệt đặt trên mặt bếp dẫn tới nguy cơ bị bỏng nếu vô tình chạm phải. Do đó, bạn nên tránh đặt các đồ vật không cần thiết lên mặt bếp.

5 thói quen tưởng vô hại nhưng khiến bếp điện nhanh hỏng, tiền điện tăng chóng mặt - Ảnh 3

Vệ sin‌h bếp ngay sau khi sử dụng xong

Bếp điện rất kỵ nước. Do đó, tuyệt đối không được sử dụng khăn quá ướt để vệ sinh bếp. Sau khi nấu xong, bạn nên chờ bếp nguội hẳn, rút nguồn điện rồi mới vệ sinh để tranh nguy cơ chập điện, điện giật.

Trinh Phạm