7 điều trong CV khiến bạn bị xem là người không đáng tin

Nếu bạn muốn có một cuộc phỏng vấn xin việc thì bạn cần có một CV xin việc làm thể hiện được khả năng, sự khéo léo và tinh thần hào hứng làm việc của bạn. Một trong những cách để thực hiện điều này là tránh những điều khiến bạn trông giống như một nhân viên không đáng tin cậy sau đây.

Lựa chọn từ ngữ thể hiện sự yếu ớt

Chẳng hạn, bạn sử dụng từ ngữ như “chịu trách nhiệm” với mục đích cho thấy những việc bạn đã làm. Khi bạn “chịu trách nhiệm” về điều gì đó, điều này có nghĩa là bạn được giao hoặc phải làm điều đó. Nó không có nghĩa là bạn chủ động làm nó. Thế nên, đây là một cụm từ thể hiện sự yếu ớt mà bạn nên tránh trong CV xin việc làm.

Ảnh minh họa.

Đổ lỗi

Đừng ngụ ý rằng những thất bại của bạn như không đạt được doanh số bán hàng là kết quả của việc công ty bị mua lại hoặc thay đổi người quản lý ngay cả khi điều đó là đúng. Trong buổi phỏng vấn, bạn sẽ có nhiều thời gian để giải thích, nhưng nếu thể hiện điều đó trong CV và nhà tuyển dụng không biết bạn là ai, bạn có thể bị đánh giá là người hay phàn nàn hoặc là người đổ lỗi cho người khác khi có vấn đề.

“Nhảy” việc thường xuyên

Nếu CV của bạn cho thấy bạn đã chuyển từ công việc này sang công việc khác chỉ sau một thời gian ngắn, nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ rằng bạn cũng sẽ đối xử với công ty họ như vậy. Các chuyên gia nhân sự khuyên rằng bạn chỉ nên liệt kê các công việc đã đảm nhận trong thời gian dài và bỏ qua các công việc ngắn hạn ít liên quan đến vị trí ứng tuyển. Điều này không chỉ khiến cho kinh nghiệm làm việc của bạn có vẻ ổn định hơn mà còn là cách để giữ CV xin việc của bạn ngắn gọn và tập trung vào công việc ứng tuyển.

Khoảng thời gian trống

Khoảng thời gian trống giữa các công việc có thể là một dấu hiệu tiêu cực. Ngay cả khi bạn có lí do chính đáng thì nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng bạn đã không làm việc vì bạn lười biếng, không có động lực, thiếu kỹ năng… Nếu bạn có các khoảng thời gian trống này thì tốt hơn là nên bao gồm những điều bạn đã đạt được trong khoảng thời gian đó như rèn luyện được các kỹ năng cần thiết thông công việc tình nguyện hoặc tham gia các lớp học.

Mục tiêu nghề nghiệp khó hiểu

Nếu mục tiêu công việc của bạn có vẻ phù hợp với công ty hiện tại thì điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng đặt nhiều câu hỏi. Nếu bạn hiện đang làm việc với một công ty có uy tín thì đừng nói rằng mục tiêu của bạn là tìm việc tại một công ty có thể mang đến cơ hội thăng tiến bởi nhà tuyển dụng sẽ tự hỏi liệu rằng bạn có bị sa thải hoặc công ty hiện tại đang gặp vấn đề khó khăn.

Giải thích quá mức

Nếu bạn đang ứng tuyển vào công việc có mức lương thấp hơn công việc trước đây hoặc công việc ứng tuyển có vẻ thấp hơn so với khả năng của bạn thì đừng giải thích điều này trong CV. Tốt hơn hết là nộp hồ sơ và nếu nhà tuyển dụng có thắc mắc, họ sẽ hỏi bạn trong buổi phỏng vấn. Việc cho rằng công việc ứng tuyển là quá đơn giản so với khả năng của bạn không phải là cách hay để tạo ấn tượng tích cực đầu tiên.

Lỗi chính tả và cách trình bày khó đọc

Lỗi chính tả trong CV xin việc làm mang lại ấn tượng đầu tiên rằng bạn là người bất cẩn và không chú ý đến chi tiết. Bên cạnh đó, cách trình bày CV khó đọc với nhiều kỹ năng không liên quan đến vị trí ứng tuyển hoặc các kinh nghiệm đã trải qua quá lâu khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn không đọc kỹ các yêu cầu trong mô tả công việc cũng như không hào hứng với công việc.

Để nhận được lời mời phỏng vấn cũng như có được một công việc, CV xin việc làm cần phải thể hiện bạn là một ứng viên đáng tin cậy thông qua việc tránh những điều trên đây. Cụ thể là bạn cần có một CV được trình bày chuyên nghiệp, phù hợp với từng vị trí ứng tuyển. Tham khảo các mẫu CV hiện đại, bắt mắt, đa màu sắc, đa ngôn ngữ tại Vietcv.io có – công cụ tạo CV online miễn phí hàng đầu trên cả laptop và điện thoại thể giúp bạn đạt được điều đó. Bên cạnh đó, nhờ vào chức năng tự động phân tích, đưa ra gợi ý chỉnh sửa và chia sẻ với nhiều người cùng chỉnh sửa, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm rằng CV của mình sẽ đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Huỳnh Trâm