Sữa đậu nành giàu protein thực vật và phospholipids, giàu vitamin B1, B2 và niacin. Ngoài ra, sữa đậu nành cũng chứa các khoáng chất như sắt, đặc biệt là canxi, mặc dù không nhiều như đậu phụ, nhưng lượng canxi trong sữa đậu nành cao hơn bất kỳ loại sữa khác.
Uống sữa đậu nành vào mùa xuân và mùa thu có thể giữ ẩm, điều hòa âm dương, uống sữa đậu nành vào mùa hè có thể giải nhiệt và ngăn ngừa tình trạng say nắng, làm dịu cơn khát, uống sữa đậu nành vào mùa đông có thể xua tan cảm lạnh và làm ấm dạ dày.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp không nên uống hoặc uống càng ít sữa đậu nành càng tốt.
1. Người có đường ruột, dạ dày kém không nên uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành có tính lạnh, những người khó tiêu, ợ hơi và chức năng dạ dày kém nên uống ít sữa đậu nành. Sữa đậu nành có thể tạo ra khí dưới tác dụng của enzyme, vì vậy những người bị đầy hơi và tiêu chảy tốt nhất không nên uống. Ngoài ra, những người bị viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính cũng không nên tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành, để tránh kích thích tiết axit dạ dày quá mức và làm nặng thêm tình trạng, hoặc gây đầy hơi.
2. Không cho đường đen khi nấu sữa đậu nành
Sữa đậu nành với đường đen không dễ được cơ thể hấp thụ. Bởi vì đường nâu chứa nhiều loại axit hữu cơ, chúng liên kết với protease trong sữa đậu nành gây khó chịu trong đường ruột, nếu nấu với đường trắng không có hiện tượng này.
3. Không giữ nóng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Phương pháp giữ nhiệt này không được khuyến khích, vì môi trường nóng ẩm trong bình giữ nhiệt vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, độc tố xà phòng trong đậu nành có thể hòa tan với nước bẩn trong bình giữ nhiệt, sẽ gây hại cho sức khỏe con người.
4. Bệnh nhân gút không nên uống nhiều sữa đậu nành
Bệnh gút là một căn bệnh gây ra bởi rối loạn chuyển hóa purin. Đậu nành rất giàu purin và purin là chất ưa nước. Hơn nữa sau khi đậu nành nghiền thành bột, hàm lượng purine cao hơn nhiều lần so với các sản phẩm đậu nành khác. Vì vậy, những người có triệu chứng bệnh gút, mệt mỏi, thể chất yếu, mệt mỏi về tinh thần và các triệu chứng cảm lạnh không phù hợp để uống sữa đậu nành.
5. Người bị sỏi thận
Oxalat có trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong thận để tạo ra sỏi thận. Vì vậy, những bệnh nhân mắc sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành.
6. Người đang uống kháng sinh không nên uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành nhất định không thể uống cùng với thuốc kháng sinh có chứa erythromycin, bởi vì thuốc kháng sinh và sữa đậu nành sẽ sinh ra phản ứng hóa học. Khoảng cách giữa uống sữa đậu nành và thuốc kháng sinh tốt nhất là trên 1 tiếng trở lên.
7. Người thiếu kẽm không thích hợp uống sữa đậu nành
Trong sữa đậu nành có chất ức chế, đó là saponin hormone và lectin, những chất này đều là chất không tốt cho cơ thể. Cách tốt nhất để đối phó với những chất này là đun nóng nấu sôi sữa đậu nành lên, những người uống sữa đậu nành trong thời gian dài cần nhớ bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm.
8. Người bệnh đang hồi phục sau khi phẫu thuật hoặc sau khi bị bệnh
Phẫu thuật hoặc người bị bệnh xong đều là nhóm người có sức đề kháng cơ thể rất yếu, chức năng tiêu hóa không tốt, vì vậy trong thời gian khôi phục tốt nhất không nên uống sữa đậu nành tính hàn lạnh, như vậy dễ sinh ra buồn nôn, đau bụng đi ngoài và một số triệu chứng khác...