9 mẹo xử lý không thể trả lời câu hỏi phỏng vấn

Biên tập viên

Có rất nhiều trường hợp nhà tuyển dụng đưa ra các vấn đề khá hóc búa và ứng viên không thể trả lời câu hỏi phỏng vấn ngay lập tức. Những lúc như thế này, bạn cần nhanh trí xử lý để có thể “câu giờ” tìm phương án phản hồi mà không để lại ấn tượng xấu. Vậy phải làm sao?

Dưới đây 9 mẹo xử lý mà bạn có thể tham khảo để vượt qua tình huống khó khăn này.

li-1707125978.png

 

Hãy luôn giữ bình tĩnh, hít thở sâu

Khi gặp phải tình huống như vậy, đã không ít ứng viên kiếm việc ở Hải Phòng 2024 hay bất cứ nơi nào khác cảm thấy căng thẳng và lập tức bị bối rối vì chưa thể tìm được câu trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên, lời khuyên đầu tiên là bạn cần phải thực sự giữ được sự bình tĩnh và nét mặt thoải mái nhất có thể.

Lúc này, điều bạn nên làm là lấy hơi hít thở thật sâu, nghĩ đến điều tích cực và suy nghĩ chắc chắn mình sẽ làm được. Trái lại, nếu để nhà tuyển dụng cảm thấy bạn đang mất bình tĩnh thì họ ngay lập tức sẽ đánh giá không tốt về khả năng chịu áp lực của bạn.

Kéo dài thời gian

Đây là một phương án khá hay để xử lý khi chưa thể trả lời câu hỏi phỏng vấn ngay tức thì. Bạn có thể thẳng thắn nói với nhà tuyển dụng như sau: “Đây là một câu hỏi khó, em cần thêm 30 giây để suy nghĩ về nó”. Phản ứng đó rất tự nhiên nhằm lấp đầy khoảng trống, tránh sự im lặng ngại ngùng cho cả đôi bên và nhà tuyển dụng cũng không thấy khó chịu khi chờ đợi bạn.

li1-1707125978.jpg

Đặt lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Nếu gặp một câu hỏi khó, bạn chưa thể tìm ra câu trả lời trong phút chốc thì có thể đặt lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng, có thể là các thông tin của câu hỏi hay những điều thắc mắc về nó. Khi đó, bạn vừa có thời gian để suy nghĩ, vừa có thể hướng cuộc hội thoại của cả hai về hướng khác. Nhà tuyển dụng cũng sẽ thấy được cách ứng xử khôn khéo của bạn trong trường hợp này.

Thẳng thắn bày tỏ quan điểm

Bạn nên lưu ý rằng đa số nhà tuyển dụng đặt ra những câu hỏi mẹo không phải để nghe bạn trả lời chính xác ngay lập tức mà để hiểu rõ hơn bạn nghĩ ra sao về vấn đề. Từ đó, họ sẽ đánh giá bạn về cách nhìn, quan điểm,... và xem thử bạn có thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Chính vì vậy, sau khi bạn dành 1 phút để tập trung suy nghĩ, hãy cố gắng giải thích ngắn gọn cách bạn tư duy để đưa ra câu trả lời.

Chuyển hướng cuộc phỏng vấn sang chủ đề bạn tự tin

Nếu bạn được hỏi điều mình không thực sự chuẩn bị kỹ càng, hãy cố gắng chuyển hướng câu hỏi sang vấn đề quen thuộc hơn. Bạn có thể không trực tiếp trả lời câu hỏi nhưng hãy đề cập đến những thông tin hoặc mẩu chuyện có liên quan và cân nhắc liên kết để chuyển hướng sang chủ đề mà bạn tự tin. Lúc này, bạn sẽ thấy thoải mái và có thể tiếp tục cuộc phỏng vấn của mình.

Thể hiện sự trung thực trong câu trả lời

li2-1707125978.jpg

Có khá nhiều câu hỏi oái oăm xuất hiện trong buổi phỏng vấn nhưng bạn vẫn nên giữ sự trung thực, đừng bịa ra câu trả lời nếu bạn thực sự không rõ. Nếu đã cố gắng hết sức vẫn không tìm được cách trả lời tốt nhất thì bạn có thể thừa nhận bằng sự chân thành rằng bạn chưa trải nghiệm vấn đề này. Thừa nhận thiếu sót một cách an toàn sẽ giúp bạn có được ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.

Dùng những câu trả lời mang tính quyết tâm thay vì “Tôi không biết”

Ở những câu hỏi khó, bạn nên hạn chế trả lời “Tôi không biết” ngay lập tức mà có thể đưa ra phương án đáp lại có phần tích cực hơn. Chẳng hạn như bạn nói rằng bạn chưa tìm hiểu về vấn đề này trước đây và sẽ cố gắng nỗ lực trong thời gian tới để tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hài lòng với một ứng viên có ý chí cầu tiến, ham học hỏi, sẵn sàng tìm tòi vượt khó.

Xin phép đổi câu hỏi hoặc từ chối trả lời (nếu câu hỏi khó, không phù hợp)

Trong một số ít tình huống, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi khó, hoặc đôi khi liên đới đến vấn đề cá nhân và khiến ứng viên khó xử. Tuy nhiên, họ muốn nhìn thấy ở đây là tố chất của ứng viên, cách xử lý khi gặp khó khăn chứ không hẳn là muốn nghe câu trả lời. Vì thế, nếu cảm thấy thực sự câu hỏi không phù hợp, bạn có thể mạnh dạn đề nghị đổi câu hỏi hoặc từ chối trả lời vì lý do ABC,... Có thể nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng hơn với một cá tính cương trực như vậy.

Gợi ý rằng sẽ trả lời sau trong thư cảm ơn

Đây cũng là một đối sách hữu ích khi không thể trả lời câu hỏi. Điều này cũng không ảnh hưởng đến kết quả tuyển dụng bởi bạn vẫn sẽ trả lời cho họ khi đã suy nghĩ thấu đáo. Tuy nhiên, đây chỉ là hướng giải quyết khi bạn đã cố gắng và thử mọi cách trên mà vẫn không thể trả lời câu hỏi.

Nói tóm lại, đừng vội vàng hay quá lo lắng khi nhận được một câu hỏi khó bởi nhà tuyển dụng quan tâm đến cách bạn xử lý các thách thức nhiều hơn là quan tâm đến sự chính xác của câu trả lời. Hãy nhớ áp dụng 9 mẹo xử lý khi không thể trả lời câu hỏi phỏng vấn trên đây của CareerLink để vượt qua mọi tình huống nhé!

Pha Lê