Vụ Hè Thu 2020 trên địa bàn tỉnh là 234.964 ha, chia làm 3 đợt luân phiên nhằm phân bố nguồn nước giữa các vùng trong tỉnh và chia sẽ nguồn nước với các tỉnh dưới hạ nguồn để phục vụ sản xuất Nông nghiệp. Từ đầu năm cho đến nay, An Giang xảy ra 6 điểm sụp lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch với chiều dài sạt lở 97 m, ảnh hưởng 8 căn nhà phải di dời khẩn cấp. Ước thiệt hại khoảng 175 triệu đồng.
Đoạn quốc lộ 91 đi qua Tổ 5, ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú (An Giang) bị “hà bá” nuốt xuống sông Hậu.
Theo đó, nguồn nước trên dòng chảy qua Tân Châu và Châu Đốc thấp hơn từ 10-15% so với cùng kỳ năm 2016. Mực nước cao nhất tuần trên các sông chính hầu hết ở mức xấp xỉ và thấp hơn từ 0.1-0.50m so với cùng kỳ 2016; Mực nước thấp nhất ở mức xấp xỉ và thấp hơn từ 0.10-0.20m so với cùng kỳ 2016. Những đợt nắng nóng 35-36oC và không có mưa từ cuối tháng 11/2019 đến nay (trừ ngày 17/2 vừa qua có mưa ở khu vực TP. Long Xuyên, huyện Châu Thành, Chợ Mới, và huyện Thoại Sơn) với lượng mưa cao nhất 26,5mm/24h. Độ mặn trên các sông/kênh tại 02 huyện Thoại Sơn và Tri Tôn (khu vực giáp ranh với tỉnh Kiên Giang) ít biến đổi và vẫn duy trì ở mức thấp từ 0,1-0,2‰.
Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 6 điểm sụp lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch với chiều dài sạt lở 97 m, ảnh hưởng đến 08 căn nhà phải di dời khẩn cấp (xảy ra tại TX. Tân Châu 01 điểm; huyện An Phú 02 điểm; huyệ Chợ Mới 01 điểm và huyện Châu Phú 02 điểm). Làm thiệt hại khoảng 175 triệu đồng. Theo dự báo tình hình hạn, mặn năm 2020 rất khốc liệt và An Giang cũng được dự báo là bị ảnh hưởng rất lớn trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Mực nước thượng nguồn sông Mekong biến đổi chậm trong những ngày tới, tổng lượng dòng chảy sông Mekong qua TX. Tân Châu và TP. Châu Đốc có khả năng thiếu hụt từ 5-15%. Mực nước tại các sông, kênh trên địa bàn An Giang có khả năng ở mức thấp hơn từ 0.10-0.20m so với cùng kỳ. Thời tiết chủ đạo trên địa bàn tỉnh trong tháng 4 là nắng nóng, không mưa. Độ mặn trên các kênh, rạch tại 02 huyện Thoại Sơn và Tri Tôn biến đổi chậm và đạt giá trị lớn nhất vào ngày cuối tuần, ở mức từ 0,2-0,3‰.
Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp và chống hạn, xâm nhập mặn năm 2020.
Trong những năm qua, An Giang luôn chủ động phòng , chống hạn mặn và khắc phục sạt lở một cách có hiệu quả, theo đó, năm 2019 tỉnh đã chủ động triển khai 138 công trình nạo vét kênh và sửa chữa cống phục vụ nước sản xuất và dân sinh, với kinh phí trên 85 tỷ đồng. Trong năm 2020 tỉnh cũng đang triển khai đẩy nhanh tiến độ thực hiện trên 172 công trình nạo vét kênh và sửa chữa cống phục vụ nước sản xuất và dân sinh, với kinh phí trên 81,18 tỷ đồng. Chủ động nhằm thích ứng với môi trường, biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn, tỉnh đã cơ cấu thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang cây trồng cạn ít sử dụng nước được 22.554 ha.
Ngoài ra, huy động nguồn lực của địa phương và vốn Trung ương để đầu tư trạm bơm điện vùng cao, hệ thống thủy lợi sau hồ phục vụ cho diện tích 4.344 ha ở 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên. Trong đó, đầu tư 08 trạm bơm điện vùng cao (cấp I, cấp II và cấp III), phục vụ diện tích 3.964 ha và đầu tư 03 Hệ thống thủy lợi sau các hồ chứa nước phục vụ tưới với diện tích 380 ha cho diện tích đất vùng cao từ sản xuất 01 vụ lúa khi trời mưa sang chủ động nguồn nước, gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng. Hiện nay, đang thực hiện đầu tư 02 trạm bơm, với diện tích phục vụ 590 ha và 05 hệ thống thủy lợi sau hồ, với diện tích phục vụ 988 ha.
Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác thích ứng và ứng phó với hạn mặn năm 2020 hiệu quả, ngành chức năng khuyến cáo không xuống giống ở những khu vực không chủ động nước tưới, tích trữ nước và sử dụng nước hiệu quả để đảm bảo nhu cầu về nước uống, sinh hoạt và áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm trong sản xuất. Theo đó, diện tích xuống giống vụ lúa Hè Thu 2020 trên địa bàn tỉnh là 234.964 ha sẽ chia làm 3 đợt luân phiên nhằm phân bố nguồn nước giữa các vùng trong tỉnh và chia sẽ nguồn nước với các tỉnh dưới hạ nguồn. Trong đó, đợt 1 từ 10/3 đến 31/3, xuống giống tập trung ở những vùng thu hoạch lúa Đông Xuân sớm tập trung ở các tiểu vùng sản xuất hai vụ diện tích khoảng 58.000 ha; đợt 2 từ 01/04 đến 30/4, xuống giống đại trà đối với vùng sản xuất lúa 3 vụ/năm diện tích khoảng 150.000 ha và đợt 3 từ 01/05 đến 20/05/2020, xuống giống tại các tiểu vùng nằm trong kế hoạch xả lũ vụ Thu Đông 2020 và một số tiểu vùng xuống giống Đông Xuân 2019-2020 muộn, diện tích khoảng 27.000 ha.
Ngoài ra, các ngành chức năng của tỉnh cũng đang đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi để phục vụ công tác chống hạn, xâm nhập mặn năm 2020. Tăng cường theo dõi nguồn nước, quản lý vận hành công trình thủy lợi, trạm bơm đảm bảo tốt trong cấp nước cho sinh hoạt người dân cũng như trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.
CHÚ THÍCH ẢNH
Ảnh: 107, 109 -
Ảnh: VDU 4214 -