Ấn tượng đầu tiên khó phai khi phỏng vấn xin việc được tạo ra thế nào?

Ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng quan trọng, khi phỏng vấn xin việc cũng không ngoại lệ. Những giây phút đầu tiên có thể quyết định đến phần còn lại của buổi gặp gỡ diễn ra tốt đẹp như thế nào. Vậy bạn nên làm gì để có phần “mở màn” ấn tượng?

Hãy nhớ cuộc phỏng vấn bắt đầu ngay khi bạn rời khỏi nhà

Bạn nghĩ buổi phỏng vấn tìm việc làm ở Đà Lạt, Đồng Nai… bắt đầu khi bạn bắt tay nhà tuyển dụng và ngồi xuống bàn ư? Không đâu. Nó bắt đầu khi bạn rời khỏi nhà. Bạn sẽ không biết mình có thể gặp nhà tuyển dụng khi xuống xe buýt hoặc bước vào tòa nhà của công ty hay họ đang xếp hàng mua cà phê cùng bạn. Thế nên, hãy luôn giữ thái độ thân thiện ngay từ khi khởi hành. 

Nếu bạn đã đọc những lời khuyên rằng nên đến sớm 10- 15 phút thì họ đã đúng rồi đấy. Đến sớm một chút, bạn sẽ có thời gian để định thần lại, quan sát xung quanh để có thêm hiểu biết về công ty. Bạn có thể trò chuyện với nhân viên tiếp tân nhưng đừng làm gì quá lố như cười lớn, quá tò mò về bất cứ thứ gì nhìn thấy, đi xung quanh xem xét… nếu không muốn trở thành đề tài bàn tán của mọi người. 
 

ab69b5e4-36ee-4b2b-97c3-5f1460c19795-1704781211.jpeg
 

Hãy đối xử với mọi người bạn gặp như người phỏng vấn bạn 

Có một lời khuyên đúng đắn nhất khi tham gia phỏng vấn là bạn nên đối xử tử tế với tất cả mọi người mà bạn gặp từ bác bảo vệ, nhân viên lễ tân hoặc người đi chung thang máy… Họ là những người có thể làm việc với bạn trong tương lai và họ cũng sẽ chia sẻ ấn tượng của họ về bạn trong quá trình đánh giá tuyển dụng. Vì vậy, bạn cần để mọi người bạn tiếp xúc nhìn bạn với ánh mắt tích cực. 

Sử dụng đúng mực ngôn ngữ cơ thể

Bạn có biết ngôn ngữ cơ thể có khi còn quan trọng hơn những gì được nói. Trong những phút đầu tiên, hãy nở nụ cười thật tươi, bắt tay vừa phải, giao tiếp bằng mắt và thể hiện như thể bạn rất trông đợi buổi gặp gỡ này cũng như muốn có được công việc. Trong mọi việc bạn làm, hãy thể hiện thái độ tràn đầy năng lượng, nhiệt tình và hứng thú.  

Nhưng cũng cần tiết chế đúng mực. Đừng cứ mãi cười bất chấp tình huống, nói chuyện luyên thuyên lấn át nhà tuyển dụng, hay hồ hởi quá mức khiến họ cảm thấy bị lép vế… Những điều như thế chỉ mang lại tác dụng ngược. Nhà tuyển dụng sẽ sợ hãi bạn hơn là có thiện cảm. 

Chọn trang phục phù hợp với văn hóa công ty

Hãy cố gắng ăn mặc theo phong cách của công ty bạn phỏng vấn xin việc. Bạn có thể tìm hiểu về quy định trang phục của công ty thông qua trang web và các phương tiện truyền thông xã hội hoặc hỏi thẳng nhà tuyển dụng. Tất nhiên, đối với một số công việc bạn cần thể hiện cá tính của mình để tạo sức hút nhưng cũng nên tỏ ra phù hợp với văn hóa công ty. 

Nếu công ty không có quy định về trang phục thì lựa chọn tốt nhất là các trang phục công sở. Màu sắc nên là các màu trung tính. Tránh các màu quá lòe loẹt làm giảm sự chú ý của nhà tuyển dụng vào nội dung cuộc trò chuyện. 

Sẵn sàng cho cuộc trò chuyện ngắn

Trước khi bước vào phỏng vấn xin việc chính thức, việc nói về một chút về các vấn đề đang được đông đảo mọi người quan tâm có thể khiến cho buổi trò chuyện trở nên suôn sẻ hơn vì nó giúp bạn tạo dựng được mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng. Do đó, hãy chuẩn bị một số câu chuyện mà bạn nghĩ nhà tuyển dụng có thể quan tâm, chẳng hạn như một scandal vừa xảy ra trong ngành hoặc sự kiện thể thao, giá cổ phiếu giảm hay các cuộc tấn mạng nghiêm trọng... Trong mỗi trường hợp, hãy đảm bảo rằng bạn cũng có ý tưởng thú vị của riêng mình để đóng góp.   
 

2c886925-97eb-4ca0-a8c3-69486c8da513-1704781212.jpeg
 

Tuy nhiên, để tạo ấn tượng tốt hoàn toàn, bạn cần tránh hỏi hàng loạt những điều quá riêng tư của người phỏng vấn để tránh làm phiền họ. 

Khẳng định giá trị bản thân

Theo các chuyên gia nhân sự, trong những phút đầu tiên của buổi phỏng vấn, bạn cần truyền đạt được một trong ba thông điệp chính: Bạn sẵn sàng chấp nhận thử thách; Bạn có kinh nghiệm lẫn chuyên môn; Bạn đã phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc ứng tuyển. Đây là những điều sẽ giúp nhà tuyển dụng nhớ về bạn. Vì vậy, hãy cố gắng nói về chúng một cách tự nhiên bất cứ khi nào bạn có thể, ngay cả trong vài phút đầu tiên. 

Cố gắng diễn đạt những điểm chính này theo cách bạn sẽ biến những thế mạnh này trở thành lợi ích hữu hình cho công ty. Chẳng hạn như “5 năm kinh nghiệm làm digital marketing sẽ giúp tôi đạt hiệu suất cao trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của công ty trong lòng người tiêu dùng quan trọng”. 

Buổi phỏng vấn xin việc là bước quan trọng để thể hiện bản thân và thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn. Bằng cách chuẩn bị thật tốt và tạo ấn tượng mạnh trong những khoảnh khắc đầu tiên, bạn sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh và gặt hái được thành công. 

Huỳnh Trấm