Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp "gieo chữ" cho học sinh nghèo

Ngọc Anh

Đều đặn hơn 5 năm nay, ban ngày bà Ba rong ruổi đi bán vé số, buổi tối lại đứng trên bục giảng để dạy chữ cho các em học sinh nghèo.

Sáng sớm, khi trời vừa hửng nắng, bà Nguyễn Thị Ba (72 tuổi, ở thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã ra khỏi căn nhà trọ đi bán vé số. Bà đi sớm như vậy là để bán hết sớm, dành thời gian buổi chiều muộn để dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương phường Phú Cường.

Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 1

Cơ duyên đến với lớp học tình thương của bà Ba cũng thật tình cờ. Trong những lần đi bán vé số, bà Ba gặp rất nhiều đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn phải đi bán vé số thay vì đi học. Trăn trở trước hoàn cảnh của các em, bà Ba tìm cách giúp đỡ các em bằng cách xin vào dạy ở lớp học tình thương.

Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 2
Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 3
Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 4
Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 5

"Lớp học tình thương do phường Phú Cường mở nhưng lúc đầu cô chưa có ý định vào đó dạy. Sau những lần gặp các em đi bán vé số, cô mới xin cán bộ Đoàn phường vào lớp này để giúp các em có được ít chữ", bà Ba chia sẻ.

Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 6
Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 7
Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 8
Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 9

Bà Ba từng học trường Sư phạm Sài Gòn năm 1968, ra trường bà được phân công về dạy ở trường tiểu học Tương Bình Hiệp (Bình Dương) đến năm 2003 thì về hưu. Có sẵn nghề trong tay nên việc dạy những em học sinh khó khăn biết đọc, biết viết không phải là vấn đề quá lớn.

Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 10

 "Dù tôi đã nghỉ hưu lâu rồi có thể không theo kịp kiến thức như chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, nhưng ở lớp tình thương tôi dùng kinh nghiệm giảng dạy của mình để giúp các em nắm được bảng chữ cái, đọc thông viết thạo", bà giáo già tâm sự.

Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 11

Lớp học cách nhà khoảng 2 km nhưng bà Ba ít thuê xe ôm mà thường đi bộ đến lớp. Dù 17h30 mới vào học nhưng bà luôn có mặt sớm hơn 1 tiếng để chuẩn bị bài vở, đón các em vào lớp.

Bà Ba đứng lớp tình thương từ năm 2016 đến nay đã được 5 năm. Lớp học hiện tại có 19 học sinh rải đều từ lớp 1 đến lớp 5. Mỗi em mỗi hoàn cảnh, mỗi độ tuổi. Em nhỏ nhất cũng đã 10 tuổi, học sinh lớn nhất thì 33 tuổi đã gắn bó với lớp từ ngày bà Ba giảng dạy.

Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 12

"Nhiều em không có cha mẹ, chỉ sống với ông bà nên phải nghỉ học sớm phụ giúp ông bà. Buổi chiều tối đáng ra là lúc các em sum vầy bên mâm cơm cùng gia đình, nhưng vì hoàn cảnh nên các em phải đến lớp học tình thương kiếm chữ, nhìn thương lắm", bà Ba tâm sự.

Biết được lớp học tình thương của bà giáo Ba, nhiều mạnh thường quân thường nấu bún, nấu cơm mang đến để các em ăn lót dạ sau một ngày đi bán vé số, chạy bàn ăn có sức lên lớp.

Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 13
Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 14

Trước khi vào lớp, bà Ba xếp hàng điểm danh từng học sinh. Sau đó là phần đánh giá, nhận xét các bài kiểm tra bài tập của các em. Em nào viết tốt, viết đẹp được bà Bà khen ngợi trước toàn lớp, em nào còn yếu thì bà Ba động viên các em cố gắng thêm.

Khi trời nhá nhem cũng là lúc căn phòng khoảng 15m2 lại rộn ràng bởi tiếng đánh vần của các học sinh lớp 1, tiếng đọc thơ của những em lớp 5. Dù mắt đã kém đi rất nhiều nhưng bà Ba vẫn cố ghìm viên phấn để viết lên bảng những dòng chữ đẹp nhất, nắn nót nhất để bắt đầu buổi học.

Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 15

Sau khi đã giao bài cho cả lớp, bà Ba đi đến từng bàn để chỉnh dáng ngồi, cách cầm bút cho học sinh. Đi đến dãy bàn gần cuối, bà Ba dừng lại khá lâu trước cô học trò khá lớn tuổi. Đó là Huỳnh Kim Hạnh (33 tuổi) là học sinh lớn tuổi nhất lớp.

Hạnh không được nhanh nhẹn như người bình thường, lại có hoàn cảnh khó khăn khi ba mẹ mất sớm nên bà Ba thương Hạnh nhiều. Sau 4 năm theo học lớp bà Ba, Hạnh đã có thể đọc được câu dài và được lên học chương trình lớp 5.

Lớp học có nhiều người là anh chị em cùng theo học như trường hợp của Doãn Thị Yến Nhi (16 tuổi). Ba chị em Yến Nhi cùng là học sinh lớp 5 của lớp tình thương. "Học lớp của cô Ba vừa biết đọc, biết viết lại còn được ăn ngon, có gạo, sữa mang về nữa nên em vui lắm", Nhi chia sẻ.

Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 16

19h, lớp học kết thúc cũng là lúc bà Ba đi bộ về nhà trọ. Trên đường đi, bà tranh thủ đi mời khách những tờ vé số.

Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 17

Mỗi tháng bà Ba dư khoảng 3 triệu đồng từ bán vé số. Một nửa tiền này bà mua gạo, đường, sữa và sách bút để làm quà cho học sinh của mình. Nửa còn lại bà để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày.

Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 18

Trong căn nhà trọ rộng 15m2, ngoài những lúc ngồi soạn giáo án và chấm bài cho học sinh, bà Ba thường ngồi xem ti vi cho đỡ buồn.

Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 19

"Cuộc đời cô nhiều nỗi buồn nhưng từ ngày có lớp học, có các em học sinh khiến cô yêu đời hơn nên cô gắn bó đến khi nào không còn sức làm nữa", bà giáo già tâm sự.

Bà giáo U80 ngày bán vé số, tối đứng lớp “gieo chữ” cho học sinh nghèo - 20