Bệnh trĩ - ai cũng có thể mắc, không nên chủ quan

Thảo Huyền

Bệnh trĩ là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp trong xã hội ngày nay khiến việc sinh hoạt của người bệnh không thoải mái, khó khăn hơn. Nhìn chung thì căn bệnh này xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau và tất cả mọi đối tượng đều có nguy cơ bị bệnh trĩ. Vì thế chúng ta không nên chủ quan mà cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh, cách hiểu hiện của bệnh để có cách phòng tránh lẫn điều trị hợp lý.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh trĩ hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Thông thường nó được phát triển ở những bệnh nhân đang có một số  yếu tố bệnh dễ làm tăng áp lực trong trực tràng. Từ đó gây ra sự chèn ép vào hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn, làm cản trở máu tĩnh mạch trở về nên khiến máu tĩnh mạch đọng lại và tĩnh mạch giãn ra tạo thành búi trĩ. 

Như đã phân tích ở trên, bệnh trĩ hình thành vì nhiều lý do khác nhau, chủ quan lẫn khách quan đều có. Tất nhiên là có một số nguyên nhân thường thấy như sau:

  • Do thói quen trong ăn uống: nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa các chất đạm, protein, thực phẩm cay nóng, uống nhiều rượu bia,... nhưng lại thiếu các chất xơ và uống ít nước thì cũng dễ dẫn đến táo bón và gây ra bệnh trĩ
  • Do bị táo bón kinh niên: những đối tượng bị táo bón lâu ngày thường sẽ phải sử dụng lực rất nhiều để tống phân ra ngoài. Lực này sẽ đè nén lên các tĩnh mạch hậu môn khiến chúng phải chịu áp lực lớn dẫn tới bị co giãn. Thêm vào đó, người bị táo bón có thời gian đi đại tiện lâu hơn nên cũng gây tác động xấu đến phần hậu môn. Từ đó dễ bị bệnh trĩ hơn.
  • Do ngồi nhiều và ít vận động: khi chúng ta ngồi làm việc quá lâu mà ít vận động thì sẽ khiến khu vực xung quanh trực tràng và hậu môn trở nên sưng tấy, búi trĩ bắt đầu hình thành từ đó và gây đau đớn khi người bệnh mỗi khi ngồi hoặc đi đại tiện. 
  • Do mắc bệnh béo phì: những người béo phì thì trọng lượng cơ thể sẽ nặng nề hơn nhiều. Đồng thời do ăn uống nên hệ tiêu hoá cũng sẽ kém hơn, dẫn đến dễ bị táo bón và bệnh trĩ.
  • Do chấn thương ở khu vực hậu môn: là vấn đề khá nhiều người gặp phải. Chúng có thể xảy ra trong khi bạn đang sinh hoạt hàng ngày hoặc do quan hệ tình dục không lành mạnh. Nếu những chấn thương ở khu vực trực tràng và hậu môn này không được quan tâm điều trị đúng cách sẽ diễn biến nặng hơn, xuất hiện tình trạng sưng đau rất khó chịu. Từ đó cũng dễ dẫn tới bệnh trĩ.

Ngoài ra thì phụ nữ mang thai, sinh nở hay tuổi cao cũng là một số nguyên nhân dễ gây ra tình trạng bệnh trĩ.

Những đối tượng mắc bệnh trĩ

Dựa theo những nguyên gây ra bệnh trĩ thì chúng ta thấy bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh trĩ, dù bạn ở độ tuổi nào hay giới tính nào. Vì thế không được chủ quan mà phải theo dõi cơ thể mình thường xuyên. Nếu cảm thấy có dấu hiệu bất thường thì nên sớm đi khám để điều trị kịp thời. Vì khi mới bắt đầu bệnh trĩ sẽ ở cấp độ nhẹ nên có thể sử dụng thuốc và các sản phẩm chức năng điều trị bệnh trĩ mà không cần can thiệp phẫu thuật.

Ngoài ra thì cũng có một số đối tượng được xếp vào danh sách dễ mắc bệnh trĩ nhiều hơn. Đó là những người vì đặc thù nghề nghiệp phải ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác nặng có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Tiêu biểu như là phụ nữ có thai, dân văn phòng, tài xế, người hay bị táo bón thường xuyên,... được cho là các đối tượng dễ mắc trĩ nhất hiện nay.

Các dấu hiệu của bệnh trĩ

Người bị bệnh trĩ có thể có các triệu chứng như sau:

  • Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi tiểu tiện. Khi trĩ nặng thì búi trĩ có thể xuất hiện ngoài hậu môn thường xuyên.
  • Búi trĩ bị tắc mạch hoặc bị sa nghẹt gây sưng đau
  • Đại tiện bị chảy máu nhưng không đau đớn. Tùy theo mức độ chảy máu mà bệnh nhân có thể chỉ thấy máu thấm giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt hay là máu bắn thành tia, và khi càng rặn thì càng chảy nhiều máu.
  • Thường xuyên bị kích thích hoặc ngứa ở hậu môn. Triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng bị nhiễm giun kim.
  • Khó chịu, đau rát hậu môn tăng dần theo sự tiến triển của búi trĩ.

Những cách phòng tránh và điều trị bệnh trĩ

Vì các nguyên nhân gây bệnh nhìn chung đều xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày, thói quen ăn uống cũng như thói quen làm việc của chúng ta. Vì thế ngoài việc điều trị khi đã mắc bệnh trĩ thì chúng ta cũng nên có cách phòng tránh để ngăn việc phát sinh bệnh trĩ. 

  1. Ngăn chặn các yếu tố dễ gây ra bệnh trĩ

Đầu tiên là cần có chế độ ăn uống lành mạnh, nên ăn nhiều chất xơ và tránh các món thức ăn nhiều gia vị cay, nóng cũng như tránh các chất kích thích (rượu bia, cà phê,...). Nhớ uống nước đầy đủ, tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ nhàng (đi bộ, bơi lội,...). Ngoài ra bạn cũng nên điều trị các bệnh mãn tính (viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh lỵ,...) nếu như cơ thể đang gặp phải. Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh trĩ thì cần đi khám để được chẩn đoán và có cách điều trị hợp lý, kịp thời.

  1. Điều trị nội khoa

Nếu phát hiện sớm và bệnh trĩ ở mức độ nhẹ thì có thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa đơn giản như là vệ sinh tại chỗ bằng ngâm nước ấm 15 phút/lần x 2 - 3 lần/ngày hoặc là sử dụng thuốc uống có tác dụng hỗ trợ tĩnh mạch. Sau đó bác sĩ sẽ dựa vào mức độ tổn thương, vị trí và số lượng búi trĩ mà sử dụng các biện pháp điều trị vật lý như tiêm xơ, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại,...

Sản phẩm Hemocyl - Cách mạng trong điều trị trĩ

Với bệnh trĩ thì đa số bệnh nhân đều muốn được điều trị bằng nội khoa và bất khả kháng mới phải lựa chọn các phương pháp phẫu thuật trĩ. Vì thế sản phẩm Hemocyl là sản phẩm điều trị trĩ rất được yêu thích bởi công dụng của nó. Là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ dễ dàng và thuận tiện nhất hiện nay, chỉ với 2 viên Hemocyl trước khi ăn sáng 30 phút trong 14 ngày liên tục, liệu trình đầu tiên sẽ giúp bạn cải thiện phần lớn các triệu chứng của bệnh trĩ và kéo dài ít nhất 6 tháng. Hemocyl là một giải pháp đột phá trong quản lý bệnh trĩ mà không cần phẫu thuật (trừ khi có chỉ định bắt buộc của bác sĩ).

Một số công dụng nổi bật của sản phẩm Hemocyl là:

  • Giúp hỗ trợ và làm giảm các triệu chứng như đau rát, ngứa, chảy máu khi đi ngoài do bị trĩ.
  • Làm ức chế sự phát triển các vi sinh vật, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng thứ phát tại búi trĩ.
  • Làm giảm các áp lực đến hệ mạch máu tại hậu môn thông qua tăng tưới máu đến gan và lách.

  1. Điều trị ngoại khoa

Khi các bệnh trĩ có biến chứng nặng hơn, sử dụng các biện pháp vật lý không được thì điều trị ngoại khoa mới có kết quả. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật cắt bỏ trĩ khác nhau với kỹ thuật và chi phí cũng khác nhau. Bệnh nhân có thể nghe bác sĩ tư vấn để lựa chọn, như là phương pháp HCPT, phương pháp phẫu thuật Longo, phương pháp PPH,...

Theo nghiên cứu thì tỷ lệ người mắc bệnh trĩ ở Việt Nam hiện nay ngày càng tăng, nguyên nhân phần lớn đến từ chế độ ăn uống và thói quen ngồi nhiều, ít vận động. Bệnh trĩ là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở những người từ 30 - 60 tuổi. Chính vì thế chúng ta không được chủ quan mà phải có ý thức phòng tránh sớm căn bệnh này. Nếu phát hiện sớm và kịp thời thì không cần đến các phương pháp phẫu thuật mà chỉ cần điều trị nội khoa kết hợp sử dụng các sản phẩm điều trị bệnh trĩ (ví dụ Hemocyl) là bạn đã có kết quả khả quan, có thể đẩy lùi được bệnh trĩ.

Hemocyl được nhập khẩu & phân phối bởi Công ty cổ phần dược Medpharm (Địa chỉ: 343/54 Tô Hiến Thành, P.12 Q.10, TP. Hồ Chí Minh. Hotline: 028 22039369 - 0978 433 453). Truy cập https://medpharm.vn/san-pham/hemocyl để biết thêm về sản phẩm.