Đây là giai đoạn mang đến cảm giác như lo lắng, căng thẳng không chỉ với phụ huynh mà còn với trẻ em nhiều lứa tuổi. Con bạn đang phải đối phó với nhiều cảm xúc vì nghỉ học quá lâu, phải ở mãi trong nhà, thiếu vắng bạn bè, nhớ trường lớp, căng thẳng khi mỗi ngày vô tình hay cố ý xem các tin tức tiêu cực về dịch bệnh… Bọn trẻ cần được yêu thương và hỗ trợ từ người lớn, đặc biệt là bố mẹ, hơn bao giờ hết.
Giám sát thời gian xem tin tức
Cha mẹ cần chú ý đến cách xem tin tức trên truyền hình hay trên các mạng xã hội của con. Xem quá nhiều tin tức cập nhật về dịch bệnh có thể khiến trẻ lo lắng và sợ hãi, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Trẻ lớn hơn đã có thể truy cập vào nhiều trang mạng trực tuyến và chia sẻ từ bạn bè những thông tin chưa chính xác. Còn trẻ nhỏ sẽ sợ hãi khi phải đối mặt với một số tin tức thời sự không thích hợp với lứa tuổi như người ốm, đường phố vắng hoe…
Trẻ em sẽ đặt câu hỏi và cha mẹ cần giải thích theo đúng sự thật và tùy lứa tuổi. Giải thích cho con bạn rằng, nhiều câu chuyện trên internet có thể bao gồm tin đồn và thông tin không chính xác. giúp trẻ cảm thấy được trao quyền “kiểm soát” một số khía cạnh của cuộc sống, giảm nỗi sợ hãi.
Ngoài ra, cha mẹ có thể cùng trẻ tham gia vào các trò chơi hoặc các hoạt động thú vị khác như vẽ, nhảy dây, dọn dẹp nhà cửa, làm vườn…
Hướng dẫn con trẻ cách đeo khẩu trang an toàn
Giải thích đúng và đơn giản
Trẻ em thường tưởng tượng những tình huống tồi tệ hơn thực tế; do đó, cha mẹ hãy đưa ra những sự thật phù hợp về mặt phát triển có thể làm giảm nỗi lo âu, bất an ở trẻ.
Hãy liên hệ với một chuyên gia y tế về tâm lý hay tâm thần kinh nếu trẻ có những thay đổi đáng kể trong hành vi hoặc bất kỳ triệu chứng nào sau đây, kéo dài hơn 2 tuần. - Mầm non: mút ngón tay cái, đái dầm, bám cha mẹ, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, sợ bóng tối, không thích vận động và hay co rúm mình lại - Tiểu học: Trẻ hay cáu kỉnh, hung hăng, bám chặt cha mẹ, ác mộng, kém tập trung và không thích tiếp xúc. - Thanh thiếu niên: rối loạn trong giấc ngủ và ăn uống, kích động, gia tăng mâu thuẫn, thường xuyên phàn nàn về thể chất và tập trung kém… |
Giải thích các bước an toàn đơn giản:
- Nói với con bạn căn bệnh này lây lan giữa những người tiếp xúc gần gũi với nhau, khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, hoặc khi một người chạm vào vật hoặc bề mặt bị nhiễm bẩn.
- Các bước chúng ta cần thực hiện mỗi ngày để ngăn chặn vi trùng, virus và giữ sức khỏe, chẳng hạn như rửa tay, đeo khẩu trang. Giúp con nhận thấy rằng người lớn đang làm việc chăm chỉ để giúp con an toàn. Vì vậy, con phải chăm sóc bản thân để cả gia đình cùng khỏe.
Bình tĩnh và chủ động
Cha mẹ nên có một cuộc trò chuyện bình tĩnh, chủ động với con cái về những gì đang diễn ra trên đất nước và toàn cầu. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của trẻ trong gia đình nên phải giữ gìn cho bản thân mình khỏe mạnh. Cha mẹ nên khuyến khích con cái cho họ biết ngay lập tức và rõ ràng nếu chúng cảm thấy không khỏe, hoặc nếu chúng cảm thấy lo lắng về loại virus mới để cha mẹ có thể giải thích, giúp đỡ.
Thường xuyên nói chuyện để con chia sẻ và bộc lộ suy nghĩ, đồng thời nhắc nhở đứa trẻ có nhiều biện pháp hiệu quả để giữ an toàn cho bản thân và những người khác trong gia đình: thường xuyên rửa tay, không chạm vào mặt - mũi - mắt, đeo khẩu trang khi đi đến những nơi công cộng, hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết.
Xây dựng thời khóa biểu
Trẻ em cần có những quy định để tuân thủ dù phải ở nhà cả ngày. Tôi rất khuyến khích các bậc cha mẹ đảm bảo rằng có một thời khóa biểu trong ngày - có thể bao gồm thời gian vui chơi. Trẻ có thể gọi điện thoại cho những người thân ở xa, kết nối với cô giáo và hỏi thăm bạn bè. Đồng thời, trẻ cũng nên dành thời gian giúp đỡ quanh ngôi nhà như quét nhà, lau nhà, tưới cây, lặt rau, dọn bàn ăn cơm, rửa chén bát...
Giúp trẻ suy nghĩ tích cực hơn về một bữa ăn sáng có đầy đủ bố mẹ, anh chị. Mọi thành viên trong gia đình ít việc bận rộn hơn và có thể dành thêm thời gian cho nhau.
Nhiều trẻ em đã nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bạn
Để ý những bất ổn trong tâm tình của con
Hầu hết trẻ em sẽ xoay sở tốt với sự hỗ trợ của cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình, ngay cả khi có dấu hiệu lo lắng hoặc lo lắng, chẳng hạn như khó ngủ hoặc tập trung.
- Tuy nhiên, một số trẻ em có thể có các yếu tố nguy cơ với các phản ứng dữ dội hơn, bao gồm rối loạn lo âu, trầm cảm và thậm chí có thể suy nghĩ đến những hành vi nguy hiểm hơn như tự tử.
Chuẩn bị những thực phẩm bổ dưỡng
Trong suốt thời gian ở nhà, bạn cần khuyến khích con bạn ăn một chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên; điều này sẽ giúp bọn trẻ phát triển một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ để chống lại bệnh tật, sống năng động, nhiều năng lượng tích cực.
Một chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng, đủ nước từ nước lọc, nước ép trái cây… để cơ thể được cung cấp tất cả các vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng. Điều may mắn là các bạn có thể đi mua thực phẩm như rau và trái cây vì siêu thị vẫn mở cửa, thịt và cá cung cấp protein…
Thêm các món ăn vặt như sữa chua, các bữa ăn phụ như các loại hạt hay thực phẩm protein, sữa… kết hợp những thành phần dinh dưỡng thiết yếu và đa dạng như vitamin như vitamin D, khoáng chất, với hàm lượng canxi phù hợp nhu cầu của cơ thể trẻ. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, bạn cần cho con trẻ vận động trong nhà ít nhất 1g/ngày.
Bên cạnh việc theo dõi sức khỏe của các thành viên trong gia đình, cha mẹ cần chuẩn bị một số thuốc cho các bệnh thông thường, chẳng hạn như paracetamol khi bị sốt, thuốc kháng histamine cho dị ứng và thuốc chống tiêu chảy.