1. Cách học hè hiệu quả: Tự kiểm tra (self-testing)
Phương pháp: Người học cần tự kiểm tra lại kiến thức, ở bên ngoài lớp học. Có thể sử dụng bảng hoặc bìa giấy để làm bài tập cuối chương hoặc nhớ lại các ý chính trong bài học. Dù học sinh chẳng mấy bé thích kiểm tra nhưng hàng trăm thí nghiệm đã cho thấy self-testing giúp cải thiện thời gian ghi nhớ lẫn hiểu bài.
Trong một nghiên cứu, sinh viên được yêu cầu ghi nhớ các cặp từ, một nửa trong đó làm bài tự kiểm tra. Một tuần sau, những sinh viên có làm bài tự kiểm tra nhớ được 35% số cặp từ. Trong khi con số này ở nhóm còn lại chỉ là 4%. Việc kiểm tra lại giúp kích hoạt trí nhớ dài hạn, hình thành các liên kết thần kinh mạnh mẽ hơn do đó người học nhớ được lâu hơn.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là lứa tuổi nào cũng có thể áp dụng cách học hè hiệu quả này và hưởng lợi từ nó. Từ các môn học như toán, văn, ngoại ngữ đến chính tả hay các môn khoa học.
2. Cách phân bổ thời gian ôn tập (distributed practice)
Phương pháp: Học sinh cần phân bổ thời gian học đều thay vì học nhồi ngay trước kì thi. Chẳng hạn ôn tập trong 5 tuần, mỗi tuần một lần trước kỳ thi sẽ tốt hơn ôn 5 ngày liên tục trước ngày kiểm tra.
Khi thống kê 254 nghiên cứu thực hiện trên hơn 14.000 người tham gia, sinh viên nhớ được nhiều hơn khi học cách quãng (47% so với tổng thể) so với học dồn (chỉ 37%).
Phương pháp này thích hợp cho cả trẻ ba tuổi lẫn sinh viên đại học. Ngay cả người lớn hơn cũng có thể áp dụng cách ôn tập ngắt quãng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên hướng dẫn con chia bài học thành các phần khác nhau. Đồng thời hỗ trợ con vượt qua xu hướng trì hoãn ôn tập.
Lứa tuổi nào có thể thực hiện được phương pháp này? Phương pháp này giúp ích được cho cả trẻ ba tuổi, lẫn sinh viên đại học và cả người lớn tuổi hơn. Việc phân phối thời gian học hợp lý có hiệu quả cao cho việc học ngữ vựng, học định nghĩa của từ, và thậm chí cả việc học các kỹ năng như toán học, âm nhạc và phẫu thuật.
Phương pháp này có dễ thực hiện không? Câu trả lời là “Có.” Mặc dù sách giáo khoa thường gộp các bài tập lại với nhau theo chủ đề, bạn có thể ngắt chúng ra theo cách của mình. Bạn sẽ phải lên kế hoạch trước, và phải vượt qua được trở ngại chung của người học là xu hướng hay trì hoãn việc ôn bài.
3. Cách học qua hỏi đáp chi tiết (elaborative interrogation)
Phương pháp: Trẻ cần đưa ra các câu hỏi chi tiết như “tại sao”, “bằng cách nào”, “ở đâu”… Khi hỏi và trả lời thì thông tin được liên kết tốt hơn từ đó giúp ghi nhớ lâu hơn.
Cách học hè này thích hợp với các môn khoa học, không trừu tượng và người học đã có hiểu biết nhất định về chủ đề. Hỏi đáp chi tiết hiệu quả với các bé từ 4 tuổi nhưng tốt nhất thì sẽ thích hợp cho trẻ từ khoảng lớp 3. Tuy việc hỏi đáp chi tiết giúp con ghi nhớ tốt hơn nhưng chưa rõ có giúp người học hiểu sâu hơn hay không. Cha mẹ có thể hướng dẫn bé học kết hợp với phương pháp tiếp theo sau đây.
4. Tự giải thích để học (self-explanation)
Phương pháp: Cha mẹ hướng dẫn con đưa ra lời giải thích về các kiến thức trẻ được học. Có thể là giải thích cho chính người thân trong gia đình. Để giải thích cho người khác hiểu thì trẻ cần hiểu thấu đáo mà không phải học vẹt bài học nên phương pháp này giúp trẻ hiểu sâu sát.
Các bé từ mẫu giáo đã có thể học theo cách này. Việc giải thích cũng dễ dàng áp dụng cho nhiều môn học từ cụ thể đến trừu tượng. Ưu điểm của phương pháp này là rất dễ áp dụng. Trẻ có thể thực hành giải thích với bạn bè cùng lớp để tăng hiệu quả học tập nhanh chóng.
5. Thực hành xen kẽ (interleaved practice)
Phương pháp: Thông thường chúng ta có xu hướng ôn tập hết một khối kiến thức trước khi ôn phần tiếp theo. Đối với thực hành xen kẽ, trẻ được khuyến khích học luân phiên từng chủ đề.
Cách học hè này hiệu quả vì giảm cảm giác chán ngán khi phải liên tục làm cùng một dạng bài tập. Tuy vậy, chỉ nên áp dụng thực hành xen kẽ khi có nền tảng đủ vững. Nếu trẻ vừa mới bắt đầu thì nên cha mẹ nên hướng dẫn con học vững từng môn bằng các phương pháp khác trước đã.
Những cách học hè hiệu quả này có thể áp dụng cho nhiều độ tuổi và bắt đầu càng sớm càng tốt. Việc học sẽ trở nên thoải mái, dễ chịu hơn nếu trẻ học và nhớ được kiến thức, không bị áp lực vì cứ nhớ nhớ quên quên bài vở.