Xu hướng từ thiện
Cho đến nay, qua nhiều cuộc tranh cãi, xã hội đã chấp nhận hoạt động từ thiện có thể gắn kết với việc làm thương hiệu. Vấn đề là các thương hiệu đó “thành tâm” đến đâu khi đến với những người gặp hoạn nạn. Mỗi thương hiệu sẽ có một cách làm từ thiện khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng là sự hỗ trợ đến được với người gặp hoạn nạn trong thời gian nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Gắn liền thương hiệu với các hoạt động từ thiện luôn mang lại hình ảnh đẹp cho thương hiệu. Thế nhưng, giới marketing luôn đau đầu trước các chiến lược làm từ thiện vì nó như “con dao hai lưỡi”. Đồng ý rằng các công tác thiện nguyện và cộng đồng là những giá trị dễ có sức lan tỏa và cộng hưởng. Thế nhưng, nếu như không được triển khai tốt và tỉ mỉ sẽ gây ra các hiệu ứng ngược.
Bình Tây gắn liền hình ảnh thương hiệu cùng các hoạt động thiện nguyện
Từ thiện là “lá bùa thiêng” ?
Đầu tiên, hãy nói riêng về việc làm từ thiện của các thương hiệu. Có những thương hiệu coi việc làm từ thiện là một điều tâm linh, có cho – có nhận. Cũng có những thương hiệu xem việc này như sứ mệnh của mình với xã hội. Vì thế, ta sẽ hiếm thấy những tin tức về các hoạt động thiện nguyện của các doanh nghiệp này với xã hội, vì thật chất các hoạt động này không nằm trong các tính toán “làm hình ảnh” của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp trên, từ thiện là “lá bùa thiêng” bảo vệ hình ảnh của họ. Tuy nhiên, cũng chính vì các giá trị nhân văn này đã vô tình thúc đẩy tần suất làm từ thiện của nhiều doanh nghiệp. Nhưng nếu ý đồ quảng bá quá trở nên lộ liễu lấn át mục đích từ thiện và kết quả là “phản chủ” – càng làm khán giả mất niềm tin vào doanh nghiệp.
“Lá bùa thiêng” của Bình Tây
Trước những rủi ro kể trên, các doanh nghiệp chuyển sang thực hiện các hoạt động cộng đồng và xã hội. Quang bá hình ảnh bằng cách làm từ thiện bị xem là đã “lỗi thời”. Thế nhưng, Bình Tây Food không những chuyên tâm với các hoạt động từ thiện của mình mà còn có phần … tăng cường hơn.
Bình Tây Food – Ngoại lệ đặc biệt
Có lẽ Bình Tây Food -BIFOCO là trường hợp ngoại lệ đặc biệt nhất trong các trường hợp quảng bá hình ảnh với công tác từ thiện. Lí do nằm ở việc doanh nghiệp BIFOCOchuyên về sản xuất đồ chay với lịch sử hơn 60 năm cùng hình ảnh lá bồ đề (Bình Tây Food được biết đến vào những năm 60, 70 với các sản phẩm như mì chay, nước tương “Lá Bồ Đề”). Tôn trọng và hướng tới các giá trị cao đẹp của Phật giáo, đương nhiên Bình Tây Food không gặp bất cứ vấn đề gì trong công tác làm từ thiện. Bởi lẽ, ngay từ khi xây dựng thương hiệu từ 60 năm trước, cái tên Bình Tây đã gắn liền với cái khổ của người dân, cho nên các hoạt động làm từ thiện đối với riêng thương hiệu này mà nói, là đang thực hiện các giá trị đạo đức của Phật Pháp.
Bình Tây Food gắn liền với cửa Phật và các hoạt động thiện nguyện
Mặt khác, người dẫn dắt thương hiệu này không ai khác chính là doanh nhân Lê Thị Giàu. Bà Giàu được biết đến là một người vô cùng sùng đạo với vô số các hoạt động công đức cho nhiều chùa ở khắp Việt Nam. Cho nên, người tiêu dùng rất hay nhìn thấy các sản phẩm của Bình Tây Food trước các điện thờ Phật. Gần đây, bà Lê Thị Giàu cũng thay mặt BIFOCO ủng hộ 10.000 lá cờ cho ngư dân vượt sóng trong một sự kiện tại khách sạn REX Q.1.
Doanh nhân Lê Thị Giàu là một người gắn liền với các hoạt động thiện nguyện, làm công đức tại chùa
Có thể nói, việc làm từ thiện đối với Bình Tây Food vừa như “một lá bùa thiêng”, vừa là cách mà thương hiệu thể hiện nhưng giá trị tiền đề của mình từ thuở thành lập. Có lẽ chỉ riêng đối với thương hiệu này, không có cách quảng bá nào thích hợp hơn việc làm từ thiện, càng làm từ thiện nhiều, Bình Tây Food – BIFOCO sẽ càng trở nên đẹp hơn trong mắt công chúng.
H. Lan