Cây lược vàng có nguồn gốc từ Mexico, du nhập vào nước ta từ những năm 90 của thế kỷ trước; còn có tên gọi khác là lan vòi, địa lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, rai lá phất dũ, giả khóm.
Cây lược vàng có tên khoa học là callisia fragrans (Lindl.) Woodson, họ Thài lài (Commelinaceae); vị nhạt, chua nhẹ, tính mát, ít độc. Dược liệu có khả năng tác động đến kinh phế.
1. Trị vết đốt côn trùng cắn từ cây lược vàng
Sử dụng 3 – 4 lá cây lược vàng, rửa cách giã nát, uống nước, bã lấy đắp vào chỗ bị sưng tấy do côn trùng cắn. Thực hiện tương tự cho những bệnh nhân bị giời leo.
2. Trị viêm da
Cây lược vàng được sử dụng làm thuốc chữa bệnh tại nhà cho bệnh nhân bệnh vẩy nến nhằm kiểm soát triệu chứng. Ngoài ra, dược liệu này có tính kháng viêm, sát trùng tự nhiên, có hiệu quả trong chữa trị các bệnh lý viêm da, dị ứng, bệnh mề đay mẩn ngứa…
Cách sử dụng
Cách 1: Hái 5 – 6 lá tươi của cây lược vàng sắc với 2 bát nước cho cạn còn một nửa, chia làm 2 lần uống.
Cách 2: Giã lá cây lược vàng, vắt nước uống. Lấy bã xát nhẹ bên ngoài tổn thương để sát trùng, giảm ngứa, kích thích bong vảy.
3. Chữa mụn nhọt
Cây lược vàng chứa các thành phần như vitamin PP, B2 và triacyglyceride có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây mụn nhọt.
Theo y học cổ truyền, cây lược vàng còn có tính mát nên giúp thanh nhiệt, trị nóng trong, một trong những nguyên nhân gây nổi mụn nhọt trên da.
Cách 1: Dùng 1 hoặc 2 lá cây lược vàng, rửa sạch với nước, tiếp tục ngâm với nước muối 15 phút. Giã nát lá rồi đắp lên khu vực có nốt mụn, giữ chặt bằng băng gạc trong 20-30 phút. Sau đó, tháo bỏ thuốc và rửa lại da bằng nước sạch.
Cách 2: Chuẩn bị 1kg cây bao gồm cả thân và lá cây lược vàng, đem rửa sạch, để cho thật ráo nước, rồi cắt khúc ngắn khoảng 1/2 đốt ngón tay. Cho tất cả vào bình thủy tinh ngâm chung với 2 lít rượu trong ít nhất 2 tháng.
Để chữa mụn nhọt, mỗi lần uống 1 ly nhỏ x 2 lần trong ngày. Phụ nữ không uống được rượu có thể pha loãng với chút nước để giảm nồng độ cồn trong rượu cho dễ uống hơn.