Cây Long Biên bắc qua sông Hồng chỉ dài chưa đầy 1km (tính riêng đoạn vượt sông) nhưng từ nhiều năm nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Qua nhiều lần sửa chữa, cây cầu vẫn không thể khắc phục được tình trạng mấp mô ở mặt cầu. Hiện tại, nhiều vết rạn nứt, thủng nhìn xuyên xuống lòng sông.
Những vết rạn nứt, ổ gà có ở suốt chiều dài cây cầu khiến người tham gia giao thông cứ nảy "tưng tưng" trên mặt cầu khi điều khiển phương tiện đi qua.
Lan can gỉ sét, nhiều đoạn bị mất hẳn rất nguy hiểm.
Sắt thép bị thời gian và thời tiết làm hỏng, nhiều chỗ nếu sơ sảy hoặc vô tình bị ngã xe rất nguy hiểm vì có thể lọt qua rơi xuống sông.
Nhiều đoạn lan can cầu gỉ sét, đứt gãy phải gia cố tạm bợ.
Các kết cấu lan can nguyên bản bị hỏng rất nhiều, có đoạn mất hẳn song không được sửa chữa hoặc thay thế.
Mặt đường xấu, các phương tiện không thể đạt được tốc độ mong muốn.
Các thanh gia cố lan can cong oằn.
Chính tấm biển tên cầu qua hơn 100 năm cũng đã gỉ sét, hư hỏng.
Tính đến nay cầu Long Biên đã trải qua 119 năm hoạt động, đây là cây cầu mang ý nghĩa lịch sử và là một hình ảnh biểu tượng cho Hà Nội. Nhưng hiện trạng cầu đang xuống cấp nghiêm trọng.
Các kết cấu sắt thép gối chồng lên nhau lộ thiên đã hỏng hóc biến dạng trước thiên nhiên và thời gian.
Suốt dọc thành cầu có rất nhiều chi tiết sắt có góc vuông sắc nhọn ngay sát lòng đường, như những con dao nguy hiểm có thể gây thương tích bất cứ lúc nào.
Một đoạn lan can hỏng, mòn vẹt. Hình ảnh này xuất hiện nhiều suốt chiều dài cây cầu.
Những đoạn đường sụt lún mặt thảm nhựa, tạo thành hố sâu.
Đoạn thành cầu được gia cố bằng các thanh sắt song quá thưa, không đủ an toàn cho người đi trên cầu.
Lỗ hổng lan can khá rộng, người trưởng thành cao lớn cũng có thể chui lọt.
Hai bên đường dẫn lên cầu cũng đã được đặt biển cảnh báo giúp người tham gia giao thông qua lại trên cầu tránh những tai nạn đáng tiếc và ùn tắc giao thông.