Chất đạm là một thành phần vô cùng quan trọng đối trong cơ thể con người. Nó giúp hình thành các tế bào mô và cấu tạo nên các bộ phận như cơ, da, … Vậy chất đạm có trong thực phẩm nào? Thực phẩm giàu chất đạm (protein) vô cùng phong phú, từ đạm thực vật cho tới đạm động vật. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn công dụng tuyệt vời của chất đạm và chất đạm có trong thực phẩm nào.
Chất đạm có tác dụng gì?
Trước tiên, cùng tìm hiểu xem chất đạm có những công dụng gì nhé. Mỗi axit amin trong protein (chất đạm) đều có những vai trò riêng mà không thể thay thế cho nhau và không có một loại chất dinh dưỡng nào thay thế được đạm. Do đó, bữa ăn càng đa dạng với nhiều loại đạm thay đổi nhau sẽ giúp cơ thể bổ sung đầy đủ và cân bằng nhất. Cụ thể, các axit amin trong đạm có những chức năng sau:
- Cấu thành các mô tế bào mới: các axit amin trong đạm là thành phần cấu tạo nên huyết cầu tố, diêu tố và kích thích tố, phục hồi các mô bị tổn thương, hỗ trợ kích thích quá trình tạo ra sữa mẹ cho con bú đồng thời bổ sung năng lượng cho các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người.
- Điều hòa sự cân bằng chất lỏng, dung hòa nồng độ axit và tính kiềm trong cơ thể.
- Thúc đẩy quá trình trao đổi chất dinh dưỡng giữa các tế bào và huyết quản
- Các axit amin là thành phần cấu tạo nên các gen di truyền và nhiễm sắc thể.
- Một số axit amin còn có vai trò dẫn truyền các tín hiệu thần kinh.
Vậy chất đạm có trong thực phẩm nào?
Nguồn chất đạm từ động vật
Thịt: Có nhiều loại thịt rất giàu chất đạm, đặc biệt là thịt bò nạc. Cứ 85gr thịt bò chứa 10% chất béo, 22gr protein nhưng chỉ 184 calo. Đậy là một loại thực phẩm giàu đạm ít béo mà bạn có thể sử dụng trong thực đơn giảm cân của mình. Ngoài ra, thịt bò còn chứa nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là sắt cho người thiếu máu.
Bạn nên chọn loại thịt bò nạc ít mỡ và được chăn thả ăn cỏ tự nhiên để đảm bảo dinh dưỡng và cung cấp các chất tốt cho cơ thể. Bên cạnh thịt bò, thịt gà cũng là một loại thực phẩm chứa hàm lượng đạm khá cao, tăng cường sự phát triển cơ bắp mà bạn nên sử dụng trong quá trình tập luyện thể dục thể thao và ăn kiêng nhé.
Thịt chó có nhiều đạm không?
Nhiều người cũng chọn thịt chó làm món khoái khẩu vì nó nhiều đạm. Nhưng liệu có thật là thịt chó có nhiều đạm không và ăn thịt chó có tốt không là một câu hỏi mà nhiều người phân vân. Câu trả lời là có. Thịt chó có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, phốt-pho, kai..., trong đó đặc biệt là đạm, trong 100g thịt chó chứa 19g đạm. Tuy nhiên, việc ăn thịt chó nhiều sẽ khiến bạn bị chướng bụng, khó tiêu, nóng trong người do đạm (protein) là chất khó phân giải.
Hải sản: Hàm lượng chất đạm trong hải sản khá cao và tốt cho cơ thể, đặc biệt là cá bởi nhiều loại cá có chứa axit béo omega-3, vitamin A, vitamin D bên cạnh chất đạm. Các loại khác như tôm, lươn, cua cũng chứa nhiều chất đạm không kém thịt, cá.
Trứng: Trứng cũng là một trong những thực phẩm giàu protein được nhiều bà nội trợ sử dụng trong bữa ăn hằng ngày thay cho thịt, cá. 1 quả trứng cung cấp cho cơ thể 6gr protein (đạm). Ngoài ra, trứng vịt lộn còn giàu đạm và nhiều chất kích thích sự chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể con người hơn.
Sữa: Sữa không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn cực kỳ dễ uống được nhiều người dùng hằng ngày, nhất là buổi sáng để cung cấp năng lượng dồi dào cho ngày mới. Sữa động vật chủ yếu từ sữa bò và sữa dê, chứa nhiều protein, chất béo và các vitamin cần thiết, nhất là đối với sự phát triển của trẻ.
Nguồn đạm từ thực vật
Đậu: Các loại đậu, trong đó có đậu nành là một trong những thực phẩm giàu đạm ít béo. Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao, có thể thay thế đạm động vật. Hơn thế nữa, đậu nành còn giúp cung cấp chất xơ và các khoáng chất giúp ngăn ngừa nguy cơ các bệnh về tim mạch và ung thư.
Vừng, lạc: Vừng, lạc chứa hàm lượng chất đạm cao, tuy nhiên ít hơn đậu đỗ. Lạc thường được rang lên để chế biến các món ăn mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng dinh dưỡng có trong nó.
Ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên cám và mầm lúa mạch cung cấp lượng đạm (protein) dồi dào. Cứ 26g ngũ cốc chứa 6g chất đạm. Bánh mì đen từ ngũ cốc nguyên cám không còn xa lạ với những ai tập thể hình giảm cân.