Những người bán ở đây chủ yếu đến từ các huyện ngoại thành như Hóc Môn, Củ Chi, thậm chí có người mang côn trùng từ Tây Ninh lên bán.
Cứ tờ mờ sáng, các thương lái thu gom côn trùng tập trung về khu vực ngã ba Chế Lan Viên - Trường Chinh để phân loại và chuyển đi tiêu thụ
Côn trùng tại khu tập trung này được thu gom từ nhiều nguồn, nuôi có, tự nhiên có, nhiều chủng loại
Cào cào, châu chấu được đựng trong các túi nilon, mỗi túi chứa khoảng 15-20 con.
“Nếu mình để nguyên bao lớn thì người nuôi chim hay cá thường cho ăn không hết, bỏ uổng. Mình phân ra những phần nhỏ để người mua có nhiều lựa chọn hơn, giá cũng rẻ hơn. Mỗi bao 5-10 con giá bán lẻ từ 2.000 đến 5.000 đồng”, chị Bích Phương cho biết.
Hầu hết hàng tập trung tại đây đều đã có điểm đến nên không cần phải mua bán, rao hàng tấp nập thì hàng vẫn nhanh hết.
Tuy không rầm rộ nhưng khối lượng “hàng hoá” giao dịch khá lớn, mỗi xe máy giao hàng đến có thể chở từ vài chục đến cả trăm ký côn trùng.
Các lái buôn giao bằng xe tải thì khối lượng có thể lên đến vài trăm ký; hàng cũng thuộc loại hiếm và cao cấp hơn
Sâu gạo (sâu Superworm) là loại thức ăn bổ dưỡng và khoái khẩu của nhiều loại chim ăn sâu cũng như một số loài cá cảnh (đặc biệt là cá rồng). Hiện nay, một số người chơi chim, cá cảnh tự nhân giống và nuôi sâu gạo làm thức ăn cho thú cưng của mình.
Đối với loại mặt hàng sâu này, cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cũng đã có công văn gửi Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố khuyến cáo: Sâu Superworm là loại côn trùng ăn tạp, phàm ăn, chu kỳ sinh trưởng nhanh, chưa có tên trong danh sách vật nuôi nông nghiệp và có nguy cơ gây hại đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Vì vậy, việc vận chuyển, nhân nuôi, buôn bán, phóng thích là hành vi vi phạm pháp luật.
Khu vực tập trung dế cơm. Dế cơm được chứa trong các bao ni-lông chờ vận chuyển ra các chợ
Việc phân loại và giao nhận diễn ra chóng vánh, kết thúc trước khi mặt trời mọc
Nhu cầu khá nhiều nên một số nguồn hàng lái buôn phải lấy từ các hộ nuôi do tự nhiên khan hiếm