Sáng 6/8, tại nhiều địa phương như Phú Yên, Bình Định, Bắc Giang... đã tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2. Tại các điểm thi, công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện rất nghiêm ngặt.
Tại Phú Yên, trên 400 thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 tại 3 điểm thi. Công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các điểm thi được đặc biệt được chú trọng.
Thí sinh trong khu phong tỏa được đón đến điểm thi tại nơi lưu trú. Ảnh: Xuân Triệu/TTXVNThí sinh trong khu vực phong tỏa được đưa đến điểm thi bằng xe và lối riêng. Ảnh: Xuân Triệu/TTXVNHai thí sinh trong khu vực phong tỏa được bố trí phòng thi riêng, cán bộ coi thi mặc đồ bảo hộ. Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN
Sáng cùng ngày, tại Bình Định, trên 2.500 thí sinh cũng đã bước vào kỳ tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2021. Đây là số thí sinh không thi tốt nghiệp THPT đợt 1 tại thị xã Hoài Nhơn do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 cùng một số thi sinh ở các địa phương khác gửi thi. Tất cả các em dự thi đều đã được xét nghiệm nhanh với SARS-CoV-2 .
Đo thân nhiệt cho thí sinh trước khi vào phòng thi. Rửa tay sát khuẩn cho thí sinh trước khi vào phòng thi. Ảnh: Tường Quân/TTXVN
Tại Bắc Giang, sáng 6/8, trên 3.100 thí sinh, trong đó có 51 thí sinh ngoại tỉnh đã dự thi môn Ngữ Văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2. Đợt thi này, toàn tỉnh có 8 điểm thi với 139 phòng thi, được chuẩn bị đầy đủ và thực hiện nghiêm các điều kiện an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
Kiểm tra y tế, sát khuẩn cho tất cả thí sinh dự thi tại điểm thi trường THPT Ngô Sỹ Liên. Ảnh: Danh Lam/TTXVNCác thí sinh đến dự thi tại điểm thi trường THPT Ngô Sỹ Liên được giãn cách và phân luồng riêng. Ảnh: Danh Lam/TTXVNLực lượng thanh niên tình nguyện kiểm tra thông tin và hướng dẫn các thí sinh tại điểm thi trường THPT Ngô Sỹ Liên. Ảnh: Danh Lam/TTXVNThí sinh làm bài môn Ngữ Văn với thời gian 120 phút. Ảnh: Tường Quân/TTXVN
Để duy trì thể lực bền vững và tối ưu hiệu suất tập luyện, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng phù hợp với từng loại hình vận động. Chế độ ăn cần cân đối và có tỷ lệ thành phần hợp lý theo nhu cầu tập luyện...
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả và khuyến cáo người dân không sử dụng 72 sản phẩm sữa của các công ty đang được tiếp tục điều tra.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xác minh thông tin và xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) liên quan đến việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố.
Vụ việc hàng nghìn hộp sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe còn nguyên vỏ bị vứt ra vỉa hè đường Nguyễn Lân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) gần đây gây xôn xao dư luận. Cơ quan chức năng đang truy tìm thủ phạm để xử lý nghiêm kẻ thực hiện hành vi này.
Trong Đông y, mỗi người bệnh là một “bản thể” riêng biệt, không ai giống ai. Cùng một chứng bệnh ngoài da, nhưng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: người do phong nhiệt, kẻ vì huyết hư, thấp độc. Bởi vậy, tại Bảo Thanh Đường, phác đồ điều trị luôn được cá nhân hoá tỉ mỉ theo từng cơ địa – để trị bệnh tận gốc, dưỡng thân toàn diện.
Sốt phát ban và sởi là hai bệnh lý rất dễ bị nhầm lẫn do có nhiều triệu chứng tương đồng khi khởi phát bệnh. Việc phát hiện, phân biệt đặc điểm của phát ban do sởi và phát ban thông thường rất quan trọng trong việc theo dõi, chăm sóc trẻ mắc sởi, đồng thời làm giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi.
Trong danh sách 84 sản phẩm sữa có 12 loại được xác định là giả và 72 sữa đang trong quá trình điều tra. Bộ Công an khuyến cáo người dân không sử dụng những thực phẩm này.
Phố cổ Hà Nội - nơi lưu giữ hồn cốt Thăng Long ngàn năm - không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc cổ kính và nhịp sống sôi động, mà còn là điểm đến hấp dẫn du khách trong, ngoài nước. Đằng sau sự yên bình, thân thiện ấy là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của lực lượng Công an địa bàn trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, xây dựng hình ảnh đẹp về một Thủ đô an toàn, mến khách.
Không ngứa ngáy dữ dội như sốt cao, không nguy hiểm tức thời như tim mạch, nhưng các bệnh ngoài da vẫn khiến hàng triệu người phải sống trong khó chịu, tự ti, thậm chí trầm cảm âm thầm mỗi ngày. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao bệnh ngoài da lại “cứng đầu” đến vậy? Liệu nguyên nhân nằm ở cơ địa, ở cách điều trị hay ở điều gì sâu xa hơn mà chúng ta chưa thấy?