Dấu hiệu cảnh báo thận đang suy yếu ai cũng cần biết

Kiều Trinh

Những tổn thương ở thận, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể gây ra những biến chứng khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Thận có vai trò lọc máu, giúp cân bằng điện giải, cân bằng nội môi, điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển hóa trong cơ thể. Thận còn là "nhà máy" đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể.

Một khi thận suy yếu, khả năng thanh lọc và đào thải kém, thì chất độc tích tụ trong người, rối loạn điện giải, rối loạn toàn bộ hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp… thậm chí đe dọa sự sống của cơ thể.

Bệnh thận có diễn tiến âm thầm nên người bệnh khó phát hiện bệnh sớm, nhiều người chỉ phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, tức giai đoạn cuối của suy thận mạn, bắt buộc phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Vì vậy, bạn cần biết các dấu hiệu cảnh báo sớm sau đây để điều trị kịp thời.

Da khô và ngứa

Khi chức năng thận suy giảm, chất thải tích tụ trong cơ thể, dẫn đến tình trạng da khô, ngứa.

Khi chức năng thận suy giảm, chất thải tích tụ trong cơ thể, dẫn đến tình trạng da khô, ngứa.

Theo India Times, thận có vai trò loại bỏ độc tố và duy trì cân bằng khoáng chất trong máu. Khi chức năng thận suy giảm, chất thải tích tụ trong cơ thể, dẫn đến tình trạng da khô, ngứa. Đây cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn khoáng chất và xương, một vấn đề phổ biến ở người mắc bệnh thận. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy da khô bất thường, ngay cả khi đã dưỡng ẩm đầy đủ, hãy cân nhắc kiểm tra sức khỏe thận sớm để phát hiện và can thiệp kịp thời. 

Thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung

Thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin. Hormon này giúp cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn. Các cơ và đầu óc cũng vì thế mà mệt đi nhanh chóng.

Bất thường khi đi tiểu

Người bị rối loạn chức năng thận có thể sẽ phát hiện những thay đổi trong việc tiểu tiện như đi tiểu nhiều lần hơn, đặc biệt là tiểu nhiều lần về đêm.

Bạn cảm thấy căng tức hoặc khó khăn khi đi tiểu; lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn thông thường. Màu sắc của nước tiểu có thể nhạt hoặc sậm màu hơn hẳn. Trong nước tiểu có bọt; đôi khi có lẫn máu trong nước tiểu.

Mắt và mặt sưng húp

Chức năng thận giảm khiến không nó không thể bài tiết hết các chất thải. Chất lỏng dư thừa sẽ tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù. Sự tích tụ có thể biểu hiện rõ ở mặt. Người bệnh có thể phù mặt như béo tròn lên, hoặc sưng phù ở tay, chân, đặc biệt là cổ chân và bàn chân.

Người bệnh thận có thể phù mặt như béo tròn lên, hoặc sưng phù ở tay, chân, đặc biệt là cổ chân và bàn chân.

Người bệnh thận có thể phù mặt như béo tròn lên, hoặc sưng phù ở tay, chân, đặc biệt là cổ chân và bàn chân.

Có cảm giác ớn lạnh

Nếu thấy tình trạng ớn lạnh có thể bạn đã mắc bệnh thận vì cơ thể thiếu máu có thể khiến cơ thể cảm thấy lúc nào cũng lạnh. Thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.

Khó ngủ

Khi thận không lọc đúng cách, chất độc sẽ tồn tại trong máu thay vì rời khỏi cơ thể qua nước tiểu. Điều này có thể khiến bạn khó ngủ.

Ngoài ra còn có mối liên hệ giữa béo phì và bệnh thận. Tỷ lệ những người mắc bệnh thận mạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ phổ biến hơn những người khác.

Hơi thở có mùi amoniac

Thận có chức năng loại bỏ các chất độc hại trong máu qua đường nước tiểu. Khi bệnh nhân bị suy thận, thận sẽ bị hư hỏng nên chúng không còn khả năng lọc các chất thải và hóa chất độc ra khỏi máu, tích tụ lâu ngày trong cơ thể, gây ảnh hưởng gần như tất cả các bộ phận của cơ thể. Hơi thở có mùi có thể xuất hiện khi bệnh suy thận làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Chuột rút cơ bắp

Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút cơ, đặc biệt là ở chân, đây có thể là dấu hiệu mất cân bằng điện giải do chức năng thận suy giảm. Thận đóng vai trò điều chỉnh các khoáng chất thiết yếu như canxi, phốt pho và kali. Khi thận hoạt động kém, sự mất cân bằng này có thể gây ra co thắt cơ, chuột rút đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu tình trạng chuột rút kéo dài mà không rõ nguyên nhân, bạn nên đi kiểm tra chức năng thận để phát hiện và can thiệp kịp thời. 

Đau lưng dưới

Theo Mayo Clinic, các vấn đề về thận có thể gây đau âm ỉ một bên vùng bụng trên, hông hoặc lưng. Trong trường hợp nhiễm trùng thận hoặc sỏi thận, cơn đau có thể trở nên sắc nét, dữ dội, thậm chí lan xuống đầu gối, khiến người bệnh khó di chuyển. Nếu đau lưng không liên quan đến chấn thương hay căng cơ, đây có thể là dấu hiệu tổn thương thận, cần được kiểm tra sớm để tránh biến chứng.

Các vấn đề về thận có thể gây đau âm ỉ một bên vùng bụng trên, hông hoặc lưng.

Các vấn đề về thận có thể gây đau âm ỉ một bên vùng bụng trên, hông hoặc lưng.

Buồn nôn và nôn

Suy thận gây ra các triệu chứng như buồn nôn và ói mửa liên tục. Nguyên nhân đó là những chất thải tích tụ trong cơ thể cần phải được đào thải ra ngoài. Khi thận bị suy, không có khả năng làm việc, tình trạng ói mửa sẽ thường xuyên xảy ra.

Huyết áp cao

Theo India Times, thận và huyết áp có mối quan hệ mật thiết. Thận đóng vai trò điều chỉnh huyết áp bằng cách duy trì sự cân bằng chất lỏng và natri trong cơ thể. Khi chức năng thận suy giảm, huyết áp có thể tăng cao, gây áp lực lên tim và mạch máu. Ngược lại, huyết áp cao kéo dài có thể làm tổn thương thận, khiến tình trạng suy giảm chức năng thận trầm trọng hơn, tạo ra chu kỳ nguy hiểm. Vì vậy, kiểm soát huyết áp là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe thận và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch