Điều gì sẽ xảy ra khi cắt giảm đường khỏi cơ thể?

Hồ Nga

Đường mang đến vị ngọt mà con người yêu thích, nhưng sử dụng quá nhiều đường sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi cho sức khỏe.

Đường đối với cơ thể

Đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu và trước tiên cho cơ thể để cơ thể hoạt động và để não bộ tư duy. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, glucid phải chiếm đến 40-55%. Chúng ta chỉ đề cập đến đường ở trong trái cây, rau xanh, ngũ cốc hay đồ khô, chứ không phải đường ở trong chất phụ gia, cần phải tránh. Chế độ ăn giảm cân mà loại bỏ hết glucid,  như các chuyên gia khuyến cáo là không nên. Bởi, thiếu đường sẽ phát sinh những vấn đề về tim mạch và thận.

Điều gì sẽ xảy ra khi cắt giảm đường trong cơ thể?

 

Không cần phải tranh cãi về lợi ích của đường tự nhiên hay đường bổ sung, chắc chắn tiêu thụ đường tự nhiên từ những thực phẩm tươi sẽ tốt hơn đường bổ sung có trong thực phẩm chế biến sẵn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay thật khó để cắt giảm lượng đường bổ sung từ bánh kẹo, thức ăn đóng gói vì chúng đa dạng, ngon miệng, bắt mắt và tiện lợi.

Điểm danh 8 tác dụng của đường đối với cơ thể con người

Dưới đây là một số lợi ích của việc cắt giảm đường trong cơ thể

 

  • Giữ gìn cân nặng khỏe mạnh: Như đã đề cập ở trên, đường bổ sung chủ yếu cung cấp calo cho cơ thể. Tiêu thụ quá nhiều calo bất kể từ thực phẩm nào đều dẫn đến tăng cân. Khi giảm lượng đường bổ sung bằng những thực phẩm chứa đường tự nhiên ở dạng thực phẩm toàn phần, cơ thể sẽ sớm thấy no, lâu đói, vì vậy hạn chế khả năng thèm ăn hoặc ăn quá nhiều.
  • Giảm lượng chất béo xấu trong cơ thể: Nếu bị thừa cân, nhiều khả năng lượng cholesterol trong máu cũng sẽ cao. Khi đó, nếu cắt giảm đường trong cơ thể, đặc biệt là đường bổ sung, sẽ giúp giảm lượng calo và từ đó giảm trọng lượng cơ thể. Cholesterol trong máu nhờ đó cũng cải thiện theo.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Lượng chất béo xấu trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nếu giảm lượng đường bổ sung, cân nặng cơ thể được kiểm soát, cải thiện lượng chất béo xấu tích tụ trong máu sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim khi cắt giảm đường trong cơ thể.
  • Có được chế độ dinh dưỡng tốt hơn: Khi cắt giảm lượng đường bổ sung, thay thế những thực phẩm chế biến sẵn giàu calo bằng thực phẩm tươi như rau củ quả, các loại hạt và ngũ cốc, cơ thể sẽ có được chế độ dinh dưỡng tốt hơn để tự bảo vệ. Đây cũng là những thực phẩm giàu chất xơ, giúp làm giảm khả năng hấp thụ đường, vì vậy, giúp ổn định chỉ số đường huyết.

Cẩn trọng khi sử dụng đường

Việc tiêu thụ đường không phù hợp sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật. Người ta biết rằng, ăn đường quá nhiều là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh béo phì và đái đường. Trên thế giới, có tới 1/3 người lớn bị béo phì, trong đó số người ở độ tuổi trên 40 tăng gấp 3 lần, tức là vào khoảng 650 triệu người. Số người bị bệnh đái đường khoảng 422 triệu người, tăng gấp 4 lần so với năm 1980, theo thống kê của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới). Đường huyết quá cao có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy thận, mù lòa…

Một công trình nghiên cứu mới đây ở Pháp ghi nhận, hấp thụ thêm hàng ngày chừng 100ml nước ngọt (bao gồm nước trái cây, soda) sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư  hơn 18%. Đã từ lâu, người ta cho rằng chỉ có mỡ mới gây ra những tác dụng độc hại. Thực ra không hẳn như vậy, bởi vì hấp thu đường quá nhiều thì đường sẽ được chuyển hóa thành mỡ, gây ra các biến chứng như viêm, xơ hóa, nhồi máu…

Lợi và hại  của đường đối với sức khỏe

Vị ngọt của đường có thể là “kẻ thù” nguy hiểm với sức khỏe

(T/H)