Doanh nghiệp kinh doanh ngành mây tre nên làm gì để có thể phát triển bền vững

Biên tập viên

Chạy theo dự án bảo vệ môi trường đi cùng với lợi ích kinh tế là việc làm đúng. Tuy nhiên cần phải biết làm đúng cách; Sản xuất và Khai thác ồ ạt sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến tài nguyên rừng Tre. Nếu không có kế hoạch cho việc khai thác cũng như tái tạo thì nó sẽ biến hành động đúng trở thành thảm hoạ.

Theo thống kê từ bộ Nông nghiệp – Trong 6 tháng đầu năm 2009, giá trị của ngành chế biến tre thế giới đạt 10,7 tỷ USD trên tổng hơn 100 tỷ USD doanh số của ngành đồ gỗ toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam đạt tới 280 triệu USD. 

Không còn nghi ngờ gì nữa, các sản phẩm từ cây tre đang dần chứng minh được giá trị kinh tế, môi trường và có thị phần không hề thua kém các loại cây gỗ kinh tế khác. Các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia đã khuyến khích nông dân phát triển cây tre để thay thế các loại cây lấy gỗ đang cạn kiệt.

 Ở Việt Nam hiện nay có 1,4 triệu ha rừng tre nứa, chiếm 10,5% diện tích rừng tự nhiên, với trữ lượng khoảng 8,4 tỷ cây, trong số này có khoảng 800.000 ha là rừng tre nứa thuần, khoảng 600.000 ha hỗn giao với gỗ.

Và với việc bùng nổ với các dự án kêu gọi sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường trong 2 năm gần đây. Xã hội bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của các sản phẩm phân hủy sinh học thay thế các sản phẩm từ nhựa. Và các sản phẩm từ tre được coi là giải pháp tuyệt vời được ưa chuộng như: Ống hút tre, thìa, dĩa, bát, đĩa, bàn chải đánh răng,...

Với nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ tre rất lớn của thị trường, các công ty sản xuất quy mô lớn, nhỏ bắt đầu khai thác nguyên liệu tre ồ ạt. Giới chuyên gia và cộng đồng đang lo ngại việc khai thác ồ ạt dẫn tới suy kiệt nguồn nguyên liệu tre, giống như việc khai thác cây gỗ trong những năm trước. Từ mục đích tốt đẹp là tìm nguồn nguyên liệu thân thiện để thay thế nhựa bảo vệ trái đất; việc khai thác quá nhiều có thể tạo hệ quả xấu.

Doanh nghiệp kinh doanh ngành mây tre nên làm gì để có thể phát triển bền vững - Ảnh 1

Trước vấn đề này, chúng tôi đã may mắn được trò chuyện với CEO của Công ty TNHH Berlin Love Vietnam (BLV) – chủ sở hữu thương hiệu BambooVision; ông Dschung chia sẻ: “Chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nguyên liệu nên BambooVision luôn có kế hoạch cho việc khai thác, quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng tre”. 

Hiện tại công ty BLV của Ông Dschung đang triển khai dự án “Giải pháp toàn phần” cho ngành Tre qua những hành động như: triển khai các dự án bảo vệ môi trường và Giải pháp tái tạo nguồn nguyên liệu Tre.

Tham gia với VCCI trong các dự án kêu gọi bảo vệ môi trường. Mở lối cho các nhà đầu nước ngoài nhìn vào các dự án xanh tại Việt Nam.

Kết hợp với các trường Đại học Nông Nghiệp, Đại học Bách Khoa,... để nghiên cứu ra các công nghệ sản xuất sản phẩm mới từ tre, gây trồng giống tre mới có giá trị kinh tế; phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu ra Thế giới.

Liên kết với công ty URENCO làm các dự án cải tạo môi trường đô thị - hiện tại đang triển khai trồng thử cây Tre để cải tạo đất tại Sóc Sơn.

Các công ty làm về lĩnh vực khai thác sản xuất, kinh doanh ngành tre có thể tham khảo qua các phương án phát triển của công ty BLV. Để từ đó xây dựng cho doanh nghiệp mình chiến lược phát triển phù hợp, giữ gìn nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất. 

Bamboovision thương hiệu được xây dựng bởi công ty TNHH Berlin Love Vietnam (BLV) là công ty sở hữu 100% vốn đầu tư của nước Đức (Germany). Bamboovision triển khai các dự án "Giải pháp toàn phần" về trồng Tre để đáp ứng:

- Sản xuất, dịch vụ, kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Cải thiện môi trường và tăng trưởng kinh tế.

H. Lan/ Sức Khỏe 365