Dư âm sau một liên hoan sân khấu

Thảo Huyền

“Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sĩ CAND” lần thứ tư đã kết thúc với những nỗ lực và tình yêu sân khấu của bộ công an và giới nghệ sĩ sân khấu cả nước trước đại dịch covid- 19 vừa bị xua đuổi và sau 99 ngày lại bùng phát trở lại.

Một Liên hoan sân khấu đã kết thúc suôn sẻ sau những tiếng thở phào khi Covid19 bùng phát trở lại tại Đà nẵng vào những ngày cuối cuộc thi. Để có được Liên hoan này, trong những ngày cả nước giãn cách xã hội , các nghệ sĩ sân khấu đã gồng mình vượt mọi khó khăn chuẩn bị tác phẩm với niềm tin Covid phải tan, nghệ sĩ cả nước được gặp nhau trao đổi, giao lưu học hỏi và niềm tin ấy đã thành sự thật.Trong niềm tin ấy có cả lòng biết ơn Bộ Công an đã dày công kiên trì tổ chức LHSK lần thứ tư ( và chắc chắn còn những lần tiếp theo) để khích lệ tiếp sức cho nghệ sĩ, thúc đẩy nghệ thuật sân khấu nước nhà cũng như đáp ứng tình yêu của công chúng đối với những người chiến sĩ CAND đang hàng ngày giữ bình yên cho cuộc sống.

Thứ trưởng Bộ Công an trao Bằng khen cho các đơn vị tham gia LHSK

Rất mừng trong Liên hoan lần này xuất hiện những tác giả và đạo diễn trẻ với những tìm tòi sáng tạo trong cách viết, cách dàn dựng mới báo hiệu những hy vọng đầy lạc quan cho sân khấu trong hành trình tiến về phía trước

Thật khó quên một “Vụ án Am bụt mọc” của Trung tâm sân khấu và phát triển Hà nội với cách dàn dựng của đạo diễn Bùi như Lai. Từ một kịch bản còn non, anh đã phân tích nhận vật và khai thác chi tiết với những thêm thắt như đồng tác giả để lý giải và phát triển hành động kịch một cách hợp lý để cùng dàn diễn viên của mình có được một vở diễn sinh động hấp dẫn, thuyết phục người xem. Cũng khó quên một “Người thứ 13” của Nhà hát Thế giới trẻ trường ĐHSK TPHCM chỉn chu đi sâu vào nội tâm nhân vật , lý giải xung đột kịch một cách tự nhiên không áp đặt chiếm được sự đồng tình của bạn nghề. Và xúc động với những đóng góp của “Chuyên án Z1” từ Hội NSSK Thừa thiên Huế dù còn khó khăn, thiếu thốn đã có những tìm tòi sáng tạo thành công trong việc phát huy nghệ thuật truyền thống thể hiện đề tài hiện đại. Ở đây không có kịch nói pha ca mà nét đẹp của đặc sản văn hóa dân tộc được phô diễn nhuần nhụy tải được nội dung của cấu trúc kịch hiện đại cũng như các NS nhà hát Trần Hữu Trang đã chuyển thể kịch nói sang ca , thoại bằng ca như hai mảnh kim loại khác nhau ghép lại không nhìn thấy mối hàn . Đáng mững nữa là thêm một tác giả trẻ Lê Thanh Tăng, đạo diễn trẻ Vũ Đình Toàn trong “Búp bê không biết khóc “ của Cty Hero Film duy nhất khai thác nhân vật tội phạm không phải là những tên xã hội đen, uống rượu , xăm trổ, vung dao và có cái nhìn sâu tận góc khuất nhân vật đầy tính nhân văn và sự phát hiện.

Và còn biết bao những hy vọng tốt lành lấp lóe trong LHSK lần này.

Bên cạnh những thành công thiết nghĩ cũng nên nhìn thẳng vào cuộc “duyệt binh” sân khấu với các “binh chủng” loại hình , lực lưỡng diễu qua sàn diễn trong hơn nửa tháng qua.

Liên hoan sân khấu về hình tượng người cs CAND trước hết phải là tác phẩm nghệ thuật sân khấu phản ánh đời sống xã hội có vai trò của người Chiến sĩ CAND chứ không phải những câu chuyện kể về công việc người công an mà khán giả có thể đọc báo để biết. Minh họa những vụ án khác nào viết về thầy thuốc lại minh họa bác sĩ bóc tách hai trẻ dính nhau ra sao, tìm thuốc gì để chống lại virus vi trùng trong một ca cấp cứu cụ thể ! Chính vì minh họa nên yếu tố áp đặt của tác giả đạo diễn đã xảy ra khiến vở diễn thiếu thuyết phục.

Cảnh trong vở diễn “Kẻ trộm” của Nhà hát Kịch Hà Nội

Thật ngạc nhiên với “Vụ án Am bụt mọc” của Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ khi đầu vở diễn là điều tra thủ phạm giết người, minh oan cho người bị nghi ngờ nhưng cuối vở diễn lại là chuyện chiến công của công an còn có sự hy sinh của những người mẹ người vợ mà hành động kịch dẫn đến thông điệp này hoàn toàn không có! Để đắp vào độ mỏng , non nớt của kịch bản và giải thích tên kịch, đạo diễn tổ chức tình huống kịch ở chùa càng thêm bất cập.

Rất buồn cho sự thiếu vắng những kịch bản mới khi phải có nhiều kịch bản cũ rất lâu phải dựng lại. Nhưng dựng lại không có nghĩa bê tác phẩm của đơn vị này sang đơn vị khác với dàn diễn viên khác như trường hợp “Ngày trở về” của Nhà hát Chèo Quân đội. Vẫn cây cầu ấy, con thuyền ấy, cách tổ chức hành động kịch ấy của kịch Công an sang Chèo QĐ bỗng bị sượng khi mà cây cầu rất cụ thể ( chứ ko phải bục bệ ước lệ) vốn trụ ở vùng ven giờ có ngay trong thành phố . Nên chăng xem lại hình tượng người CAND ở vở diễn này khi mà tổ chức cài cô Bảo Yến xa chồng chưa cưới để làm vợ đại úy Dũng với mục đích gì ? Phát hiện ra nội gián là trung úy Ngọc. Đánh tháo K6 bị địch bắt là bs Thùy Trang. Đến khi có được tài liệu quan trọng cũng là do anh chồng cô điệp báo tự nguyện để lại. Lạ là có tài liệu quan trọng mà nhân vật điệp báo Bảo Yến không cùng chồng sang bên ta mà anh đại úy quân lực sài gòn vẫn ra trận để vợ đưa bông tai dặn gặp quân giải phóng giống như phim dã sử Trng quốc. Hình như để có sự hy sinh của người CAND nên tác giả và đạo diễn cố tình giết nhân vật khi nhân vật khác cầm cặp tài liệu đi được nhưng nhân vật chính vẫn bị tg-đ d bắt ở lại để...hy sinh ! Cái kết quá phản cảm khi mà sau ngày giải phóng , tổ điệp báo quan tâm chiến sĩ của mình ra sao mà 20 năm sau đồng đội mới tìm lại được nhau , người phải đi tu, người trông nghĩa trang ?

...

Tấm màn nhung LHSK về người chiến sĩ CAND đã khép lại, song những vấn đề của sân khấu lại mở ra với những thành tựu và tồn tại. Kết quả đánh giá sau LH sẽ có tác động tới sự phát triển của sân khấu cũng như kích thích được khát vọng sáng tạo của nghệ sĩ. Tất nhiên sẽ có đơn vị và cá nhân có hay không có Huy chương , chuẩn hay không chuẩn nhưng chắn chắn một điều là có 1 loại Huy chương Vàng 10 không có trong danh sách khen thưởng dành cho tình yêu sk của tất cả các nghệ sĩ tham gia cũng như sự nỗ lực của Bộ Công an tổ chức thành công Liên hoan này.

7 vở diễn đoạt Huy chương Vàng: “Nhân danh công lý” của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, “Tái sinh” của Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, “Vụ án Am Bụt Mọc” của Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ , “Ngày trở về” của Nhà hát Chèo Quân đội. “Tình bạn và công lý” của Sân khấu Lệ Ngọc, “Kẻ trộm” của Nhà hát Kịch Hà Nôi, “Vẫn sống” của Nhà hát CAND.

9 vở diễn đoạt Huy chương Bạc bao gồm: “Bộ cảnh phục” của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam, “Lằn ranh” của Nhà hát kịch TP Hồ Chí Minh, “Những ngày không bình yên” của Nhà hát Kịch nói Quân đội, “Tiếng chuông” của Nhà hát Chèo Hưng Yên, “Đóa sen Việt” của Nhà hát Thế giới Trẻ, “Chuyện của Dung” của Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Long An, “Bão ngầm” của Nhà hát Cải lương Việt Nam, “Búp bê không biết khóc” của Công ty TNHH HERO FILM, “Thầm lặng những chiến công” của Nhà hát Ca Múa Kịch Lam Sơn.

59 huy chương Vàng, 72 Huy chương bạc được trao cho các nghệ sĩ.

 

Lê Quý Hiền