Giải pháp nào cho việc tháo gỡ khó khăn trong ngành cơ khí tại tỉnh Quảng Ninh?

Biên tập viên

Chỉ có một số ít doanh nghiệp có khả năng sản xuất được một số sản phẩm chất lượng cao thay thế hàng nhập khẩu,nhưng sản phẩm không đồng bộ, chưa có sự liên kết để tạo ra các chuỗi sản phẩm chất lượng cao.

Trong thời gian qua, ngành cơ khí cả nước còn rất nhiều hạn chế chưa đủ năng lực hội nhập sâu, sản xuất cơ khí còn nhỏ lẻ. Một số doanh nghiệp cũng đã đầu tư, máy móc thiết bị có khả năng sản xuất được một số sản phẩm chất lượng cao thay thế hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, số lượng DN quá ít sản phẩm không đồng bộ, chưa có sự liên kết để tạo ra các chuỗi sản phẩm chất lượng cao. Vì vậy, doanh nghiệp không thể cạnh tranh được với các DN FDI. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do các cấp, các ngành chưa thật sự nhận thức đúng về vị trí, vai trò cần thiết để xây dựng và phát triển công nghiệp cơ khí; các cơ chế, chính sách của nhà nước chưa đủ tạo điều kiện để khuyến khích, phát triển ngành cơ khí, tiếp cận nguồn vốn vay còn khó khăn trong khi đầu tư cho cơ khí là đầu tư cho khoa học công nghệ là đầu tư dài hạn, các nguồn nhân lực đào tạo của ngành bị phân tán và không có cơ chế tích tụ.

Ðể ngành cơ khí chế tạo cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng cần phải coi cơ khí là một ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm độc lập tự chủ về kinh tế góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Trao đổi với Pv báo Gia Đình và Pháp Luật, ông Hoàng Văn Tuấn Giám đốc Công ty Cổ phần Trung Đại tu Ô tô và Thiết bị máy mỏ Quảng Ninh – Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ninh cho biết: ”Bản thân công ty và các DN cơ khí hiện nay cũng phải đang gồng mình, nỗ lực cố gắng duy trì cơ cấu lại sản xuất, tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị DN, tìm mọi cách giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng; mở rộng thị trường, chủ động tham gia liên kết quá trình sản xuất của các tập đoàn và Tổng công ty. Công ty cũng có kiến nghị các cấp ban ngành cần tạo điều kiện, hỗ trợ cơ chế, chính sách nguồn vốn, hỗ trợ chính sách về đất đai và chính sách về thu hút, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các DN cơ khí trong tỉnh hoạt động phát triển hơn và mở rộng liên kết với các ngành khác trong tỉnh và địa phương khác.”

Công nhân hăng say làm việc

Để thấy được những khó khăn của DN cũng như ngành cơ khí Pv đã được ông Tuấn dẫn đi thực tế tại một số bộ phận mà công nhân cơ khí sửa chữa hoặc làm mới thì mới thấy được những vất vả mà ngành cơ khí gặp phải để cho ra những sản phẩm tốt nhất để đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Vất vả là thế nhưng công nhân vẫn luôn hăng say và yêu nghề, bởi vì họ luôn xác định nếu không chịu khó vất vả và yêu nghề thì sản phẩm chế tạo ra sẽ khó cạnh tranh trên thị trường cơ khí tại Quảng Ninh cũng như trong nước.

Phan Kiên