Hà Nội: Báo động tình trạng học sinh đi xe máy tới trường

Thảo Huyền

Mặc dù chưa đủ tuổi để điều khiển xe máy, nhưng nhiều học sinh thậm chí còn điều khiển xe máy trong khi không đội mũ bảo hiểm gây tiềm ẩn mất an toàn giao thông.

Thời gian qua, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng của các trường học, đặc biệt trong thời điểm tháng 9 hằng năm.

Tuy nhiên, ghi nhận thực tế của phóng viên Người Đưa Tin tại khu vực cổng các trường THPT, vẫn còn nhiều hiện tượng học sinh chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe vẫn sử dụng xe máy để tham gia giao thông. Điều này có hậu quả không nhỏ cho chính các em, gia đình và toàn xã hội.

Giáo dục - Hà Nội: Báo động tình trạng học sinh đi xe máy tới trường

Theo quy định của luật giao thông đường bộ, người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3 còn đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên.

Giáo dục - Hà Nội: Báo động tình trạng học sinh đi xe máy tới trường (Hình 2).

Tuy nhiên, theo ghi nhận của Người Đưa Tin tại nhiều điểm trường trên địa bàn Tp.Hà Nội hiện nay, vẫn còn có nhiều học sinh không chấp hành luật quy định, thậm chí còn điều khiển xe máy trong khi không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng hai, hàng ba, trên đường.

Giáo dục - Hà Nội: Báo động tình trạng học sinh đi xe máy tới trường (Hình 3).
Giáo dục - Hà Nội: Báo động tình trạng học sinh đi xe máy tới trường (Hình 4).

Hình ảnh học sinh trong đồng phục nhà trường tham gia giao thông, thậm chí không đội mũ bảo hiểm không còn là điều mới mẻ.

Giáo dục - Hà Nội: Báo động tình trạng học sinh đi xe máy tới trường (Hình 5).
Giáo dục - Hà Nội: Báo động tình trạng học sinh đi xe máy tới trường (Hình 6).
Giáo dục - Hà Nội: Báo động tình trạng học sinh đi xe máy tới trường (Hình 7).

Để che giấu nhà trường, các em học sinh đi xe máy đã gửi xe ở ngoài cổng trường.

Trao đổi với Người Đưa Tin, cô Trần Thị Quỳnh Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho biết, ngay trong buổi họp phụ huynh đầu năm, nhà trường đã tổ chức cho các phụ huynh ký cam kết về việc thực hiện quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Đây là hoạt động được thực hiện hằng năm, vì vậy phần lớn cha mẹ và các em đều ghi nhớ và nghiêm túc thực hiện.

Cô Hoa cũng cho biết nhà trường thường xuyên lồng ghép nội dung đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông vào trong tiết sinh hoạt lớp, môn Giáo dục công dân để các em được nắm chắc những điều được phép và không được phép khi tham gia điều khiển các phương tiện. Chính các em cũng là những tuyên truyền viên đến với gia đình, bạn bè trong việc nghiêm chỉnh chấp hành luật.

Giáo dục - Hà Nội: Báo động tình trạng học sinh đi xe máy tới trường (Hình 8).
Giáo dục - Hà Nội: Báo động tình trạng học sinh đi xe máy tới trường (Hình 9).

Sau khi tan học, không ít em lái xe đèo nhau nô đùa trên đường, không đội mũ bảo hiểm…

Giáo dục - Hà Nội: Báo động tình trạng học sinh đi xe máy tới trường (Hình 10).
Giáo dục - Hà Nội: Báo động tình trạng học sinh đi xe máy tới trường (Hình 11).

Tình trạng này cũng khá phổ biến tại các trường THPT trên địa bàn Thành phố.

Giáo dục - Hà Nội: Báo động tình trạng học sinh đi xe máy tới trường (Hình 12).

Để ngăn chặn tình trạng này đòi hỏi lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm; gia đình, nhà trường quan tâm giáo dục, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho con, em mình.

Trước đó, nằm trong kế hoạch tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông cho học sinh các cấp dịp đầu năm học mới, Phòng CSGT - CATP Hà Nội đã đồng loạt tổ chức tuyên truyền cho các em học sinh cấp 1, cấp 2 và cấp 3 tại địa bàn thành phố.

Trong khuôn khổ kế hoạch, Công an huyện Ba Vì tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông phù hợp với đối tượng học sinh tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú Hà Nội với sự tham gia của hơn 1.000 cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường.

Nội dung tuyên truyền đến các em về việc học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy đến trường; học sinh đi xe đạp dàn hàng ngang, đùa nghịch dưới lòng đường, lạng lách, đánh võng; không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; vượt đèn đỏ; tình trạng ùn tắc trước cổng trường trong giờ vào học, giờ tan trường,…

Bên cạnh đó, đại diện Công an huyện Ba Vì đã cùng đại diện các khối lớp học trường Phổ thông dân tộc nội trú Hà Nội tổ chức ký kết chấp hành pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Đồng thời cũng đề nghị nhà trường tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến học sinh và phụ huynh. Ngoài ra, cần kịp thời biểu dương, khen thưởng học sinh gương mẫu và có hình thức xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Hoàng Quân

Thủ tướng Chính phủ lấy tháng 9 hàng năm làm tháng an toàn giao thông, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã ban hành kế hoạch hành động, hướng dẫn Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố, các cơ quan thành viên triển khai nhiều hoạt động thiết thực.

Theo đó, nội dung của tháng an toàn giao thông sẽ tập trung cho công tác tuyên truyền, mở đợt cao điểm tuyên truyền, vận động xây dựng văn hóa giao thông, tuyên truyền theo chủ đề quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm cho trẻ em, tác hại của rượu bia với an toàn giao thông.