Ngày 19-3, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã làm việc với Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội để rà soát phương án tiếp nhận, bàn giao tuyến đường sắt đô thị 2A, Cát Linh - Hà Đông từ Bộ Giao thông vận tải để đưa dự án vào vận hành khai thác.
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Đường sắt (Ban QLDA Đường sắt) - Bộ Giao thông vận tải, đến nay, tất cả năm hạng mục công trình và 9/11 chuyên ngành thiết bị của dự án được nghiệm thu; còn lại chuyên ngành thiết bị Depot đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh thông số vào ngày 2-3-2021, đang tiến hành công tác nghiệm thu công trình thành phần.
Sáng 19/3, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cùng đoàn công tác đã thị sát toàn tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông để kiểm tra phương án tiếp nhận, bàn giao dự án này từ Bộ Giao thông Vận tải về TP Hà Nội quản lý, khai thác.
Lúc 8h30, sau khi mua vé ở quầy bán vé tự động, ông Tuấn đã lên chuyến tàu từ ga Cát Linh (quận Đống Đa) chạy suốt tuyến và dừng đủ ở các ga.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông tổng chiều dài hơn 13 km, 12 nhà ga và 13 đoàn tàu. Mỗi đoàn tàu có 4 toa, sức chở hơn 900 người, tối đa 1.326 người, vận tốc thiết kế 80 km/h, vận tốc khai thác thương mại trung bình 35 km/h.
Theo báo cáo của Ban quản lý Đường sắt - Bộ Giao thông Vận tải, đến nay dự án đã nghiệm thu 5/5 hạng mục công trình và 9/11 chuyên ngành thiết bị; còn lại chuyên ngành thiết bị Depot đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh thông số ngày 2/3 và đang tiến hành nghiệm thu công trình thành phần.
Tổng thầu và Metro Hà Nội đang phối hợp vận hành hai đoàn tàu trên tuyến mỗi ngày. Trước đó, dự án được vận hành thử nghiệm toàn hệ thống theo 166 quy trình, từ ngày 12/12 đến 31/12/2020 với 5.700 lượt tàu chạy hơn 70.000 km đường sắt trên cao.
Thẻ vé gắn chip được sử dụng một lượt cho mỗi người, khi vào ga khách sẽ quẹt tại máy soát vé, khi ra ga đưa thẻ vé vào máy soát để thu hồi thẻ. Dự kiến khi dự án vận hành chính thức, người dân sẽ được đi tàu miễn phí trong 15 ngày đầu.
Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, đến nay đã đơn vị hoàn thành 12/15 nội dung thuộc trách nhiệm của thành phố. Các nội dung còn lại đang được Công ty phối hợp để thực hiện phương án bàn giao quyền từng phần của dự án, công tác kiểm đếm cơ sở vật chất, hồ sơ tài liệu và duy trì chạy tàu theo kế hoạch của Chủ đầu tư và Tổng thầu.
Trung tâm điều khiển và quan sát theo dõi các hoạt động của đoàn tàu, an ninh nhà ga... được đặt tại ga Cát Linh.
Nhân viên trong trang phục mới đứng bên ngoài đoàn tàu tại tất cả các nhà ga.
Mỗi tàu có một lái tàu và một giám sát; khi các chỉ thị và quy tắc được khớp lệnh, tàu sẽ chuyển bánh. Một lái tàu cho biết, hầu hết việc vận hành tự động, người lái chỉ tập trung quan sát để đảm bảo an toàn.
Bên trong đoàn tàu. Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có 13 ga, mỗi ga cách nhau từ 1 đến 1,4 km. Để đi hết toàn tuyến mất 23 phút.
Mỗi toa tàu có 4 hàng ghế ưu tiên cho người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang bầu và người khuyết tật.
Dự kiến gần 700 cán bộ, nhân viên tham gia vận hành toàn hệ thống đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Trong đó 200 người được đào tạo ở Trung Quốc.
Trung tâm điều khiển của tuyến đường sắt nằm ở khu Depot, với một màn hình lớn và 8 nhân viên vận hành làm việc thường xuyên.
Tại cuộc thị sát sáng nay, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu các đơn vị chức năng của thành phố chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để Hà Nội "sẵn sàng tiếp nhận dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông từ Bộ Giao thông vận tải, đúng quy trình thủ tục về pháp luật, kỹ thuật và khi đã đủ điều kiện khai thác, đảm bảo an toàn tuyệt đối theo quy định".