Khắc tinh của bệnh tổ đỉa

Huy Hoàng

Bệnh tổ đỉa là gì? Bác sĩ Lê Đình Hùng – chủ nhiệm Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Lê Hùng cho biết :  Tổ đỉa là bệnh viêm da của bàn tay, bàn chân; có tên khoa học là Pompholyx hay dyshidrotic eczema,  khởi phát bằng mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, những mụn nước không tự vỡ, nếu lấy kim khêu lên thấy ra ít dịch trong, dính. Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20 đến 40, các mụn nước chứa dịch trong sâu dưới da rất ngứa, tiến triển dai dẳng, hay tái phát.

Khắc tinh của bệnh tổ đỉa - Ảnh 1

 

Nguyên nhân khó xác định

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa rất đa dạng. Theo một số nghiên cứu cho thấy trên 50% bệnh nhân bị tổ đỉa có yếu tố tiền sử cá nhân hoặc gia đình dị ứng (các bệnh dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng, mày đay...). Như vậy, bệnh có căn nguyên là cơ địa dị ứng, trong đó một số yếu tố liên quan thường gặp như: dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt (dung dịch tẩy bồn cầu, nước rửa bát, xà phòng,..) trong nghề nghiệp như xăng dầu, xi măng, do nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với bùn đất, nước bẩn chủ yếu gặp liên cầu trùng trong thể tổ đỉa mưng mủ; do dị ứng với nhiễm nấm ở kẽ chân; do những thay đổi thời tiết theo mùa, hay do ảnh hưởng môi trường ô nhiễm, một số trường hợp mắc bệnh tổ đỉa do dị ứng tiếp xúc với dép nhựa và sau khi không sử dụng nữa bệnh tự khỏi. Sang chấn tinh thần-stress cũng có thể gây bệnh này. Một số người bệnh có liên quan đến thuốc tránh thai và hút thuốc lá.

Khắc tinh của bệnh tổ đỉa - Ảnh 2

 

Tổ đỉa - ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ

Bệnh tổ đỉa thường xuất hiện ở 2 lòng bàn tay, lòng bàn chân. Bệnh khởi phát bằng các nốt mụn nước màu trắng, nhỏ khoảng 1mm, nằm sâu, khó vỡ, và mọc tập trung thành từng mảng gồ trên mặt da. Người bệnh càng gãi, triệu chứng ngứa càng tăng. Khi mụn nước bị vỡ, dịch trong dính của tổ đỉa chảy ra gây bội nhiễm gây thành mụn mủ da, bệnh nhân sẽ có cảm giác bị đau nhức khó chịu. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kỳ (dân gian gọi là theo tuần trăng) thành mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, trở ngại nhiều cho sinh hoạt, lao động nếu không được điều trị đúng đắn.

Hạ gục tổ đỉa bằng phương pháp của Bác sĩ Lê Hùng

Khắc tinh của bệnh tổ đỉa - Ảnh 3

 

Bác sĩ Lê Hùng cho biết: Tổ đỉa là một bệnh lý khó chữa bởi rất khó tìm dị nguyên gây bệnh. Hơn nữa, do vị trí bệnh hay xuất hiện ở bàn tay, bàn tay phải làm việc quá nhiều, không thể kiêng cữ được nên chữa trị trở nên khó khăn hơn.

Cách điều trị bệnh tổ đỉa cần căn cứ vào nguyên nhân, tình trạng bệnh cụ thể ở từng người.Theo Tây Y có thể dùng nước muối sinh lý đắp hoặc dung dịch jarish, chọc cho dịch mụn nước chảy ra nhưng không nên làm vỡ mụn nước. nếu thương tổn nhiều, nặng có thể uống corticoid liều giảm dần (sử dụng thuốc theo đơn hướng dẫn của bác sĩ da liễu). Nếu bội nhiễm vi khuẩn có thể dùng kháng sinh uống. Ngoài ra, phương pháp điều trị UVA có thể dùng cho bệnh nhân bị bệnh nặng, hay tái phát.

Nhược điểm khi sử dụng phương pháp điều trị Tây Y là  rất dễ tái phát, nhiều tác dụng phụ. Bởi vậy khi lựa chọn phương pháp điều trị thì sử dụng thuốc Đông Y để điều trị rất an toàn, hiệu quả. Bác sĩ Lê Hùng cho hay căn nguyên sâu xa gây nên tình trạng này chính là do phong, thấp, nhiệt tà hoặc độc tà. Chúng sẽ kết tụ lại ở bì phu bàn tay, bàn chân và làm ảnh hường đến sự vận hóa của khí huyết. Do vậy trong quá trình điều trị tổ đỉa phải chú trọng đi sâu giải quyết căn nguyên bên trong cơ thể kết hợp với đẩy lùi triệu chứng bên ngoài hiệu quả và an toàn, chú ý khu phong, thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp thì mới điều trị dứt điểm căn bệnh này. Với kinh nghiệm điều trị thành công bệnh tổ đỉa, Bác sĩ Lê Hùng khẳng định hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm căn bệnh dai dẳng này. Người bệnh cần phải được thăm khám tỉ mỉ,  xác định nguyên nhân gây bệnh , sử dụng thuốc để giải độc làm sạch cơ thể, đào thải độc tố, sửa chữa hồi phục lại hệ miễn dịch và hơn hết tập thích nghi lại với những yếu tố gây bệnh từ đó không lo tái phát. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, hoặc điều trị dựa theo kinh nghiệm truyền tai của người khác, tránh gây nhiễm khuẩn và làm cho bệnh nặng hơn Ngoài ra bệnh nhân còn có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, tránh các chất kích thích, đặc biệt các chất hóa chất tiếp xúc ngoài da và điều trị dự phòng để có kết quả tốt nhất.

Đáp ứng nhu cầu của độc giả khám và tư vấn điều trị trực tiếp  chúng tôi xin cung cấp địa chỉ :

- Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Lê Hùng

- Địa chỉ: số 100 ngõ 80, Ngụy Như Kon Tum, P.Nhân Chính,Q. Thanh Xuân, Hà Nội

Để đặt lịch hẹn khám quý độc giả vui lòng liên hệ theo số điện thoại:

-Hotline: 02463292166/ 0965.149.128/ BS.Hùng:0906.281.013

H. Lan