Khói rơm rạ lại lan khắp đường làng, ngõ xóm ngoại thành Hà Nội

Thảo Huyền

Thời điểm người dân các huyện ngoại thành Hà Nội đã bước vào thu hoạch lúa xuân 2021, cũng là lúc việc đốt rơm rạ tái diễn trên các cánh đồng.

Dân sinh - Khói rơm rạ lại lan khắp đường làng, ngõ xóm ngoại thành Hà Nội

Những ngày gần đây, trên những cánh đồng thuộc một số huyện ngoại thành Hà Nội người dân đang tất bật thu hoạch vụ lúa xuân 2021. Ngay khi thu hoạch, số rơm rạ được phần lớn người dân đốt ngay tại đồng.

Dân sinh - Khói rơm rạ lại lan khắp đường làng, ngõ xóm ngoại thành Hà Nội (Hình 2).

Theo người dân, đốt rơm rạ sẽ không tốn công xử lý sau khi thu hoạch mà còn tiêu diệt được mầm mống dịch hại và sau khi đốt rơm thành tro và tro này ủ khoảng 2-3 tháng sẽ đem bón cho các ruộng trồng rau.

Dân sinh - Khói rơm rạ lại lan khắp đường làng, ngõ xóm ngoại thành Hà Nội (Hình 3).

Không khó bắt gặp hình ảnh những đống rơm lửa cháy cuồn cuộn, khói bốc lên cao hàng chục mét khi đi qua một số huyện ngoại thành Hà Nội.

Dân sinh - Khói rơm rạ lại lan khắp đường làng, ngõ xóm ngoại thành Hà Nội (Hình 4).

Khói từ việc đốt rơm rạ bay "ngập" khắp đường làng, ngõ xóm.

Dân sinh - Khói rơm rạ lại lan khắp đường làng, ngõ xóm ngoại thành Hà Nội (Hình 5).

"Chúng tôi cũng biết việc đốt rơm ảnh hưởng đến môi trường. Nhưng giờ không đốt bỏ thì không biết giải quyết số rơm rạ sau mỗi vụ thế nào, vì chỉ hơn 1 tháng nữa thôi sẽ vào vụ mới. Nếu rơm này chất thành đống trên bờ ruộng thì sẽ tạo điều kiện cho chuột sinh sống, gây hại cho vụ sau", Ông H.V.T (Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội) cho hay.

Dân sinh - Khói rơm rạ lại lan khắp đường làng, ngõ xóm ngoại thành Hà Nội (Hình 6).

Khói từ việc đốt rơm rạ bay vào các khu dân cư xung quanh. Anh N.V.H chia sẻ: "Trước gia đình tôi cũng đã chuyển sang trồng nấm rơm, tuy nhiên không hiệu quả nên lại thôi. Nếu các cấp chính quyền đưa ra được giải pháp cụ thể giúp người dân xử lý rơm sau mỗi vụ thay vì việc đốt thì tôi sẵn sàng hưởng ứng".

Dân sinh - Khói rơm rạ lại lan khắp đường làng, ngõ xóm ngoại thành Hà Nội (Hình 7).

Các chuyên gia phân tích, đốt rơm rạ sẽ tạo ra một lượng lớn các khí CO2 , CH4, CO, SO2 và hàng trăm hợp chất khác có hại cho sức khỏe con người, làm tăng lượng khí thải vào bầu khí quyển. Ngoài ra, việc đốt rơm rạ ngay trên đồng sẽ làm mất chất dinh dưỡng của đất.

Dân sinh - Khói rơm rạ lại lan khắp đường làng, ngõ xóm ngoại thành Hà Nội (Hình 8).

Một mối nguy hiểm khác chính là việc khói rơm rạ bay ra ngoài đường có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Trên hình hình là một đoạn đường Đại lộ Thăng Long bị khói rơm rạ "bủa vây" vào mỗi buổi chiều những ngày gần đây.

Dân sinh - Khói rơm rạ lại lan khắp đường làng, ngõ xóm ngoại thành Hà Nội (Hình 9).

Dân sinh - Khói rơm rạ lại lan khắp đường làng, ngõ xóm ngoại thành Hà Nội (Hình 10).

Tầm nhìn của lái xe sẽ bị hạn chế do khói rơm rạ.

Dân sinh - Khói rơm rạ lại lan khắp đường làng, ngõ xóm ngoại thành Hà Nội (Hình 11).

Thành phố Hà Nội từng đặt ra mục tiêu đến năm 2020, Hà Nội sẽ xử lý để không còn rơm rạ đốt bỏ ngoài đồng ruộng sau thu hoạch. Tuy nhiên đến nay mục tiêu đó vẫn không thể hoàn thành. Thành phố cần phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa để xử lý rơm rạ hiệu quả, biến phụ phẩm này thành sản phẩm hữu ích như mô hình sử dụng rơm rạ để trồng nấm, làm thức ăn chăn nuôi... tăng thu nhập cho người nông dân.