Lịch sử của giày cao gót từ xa xưa cho đến hiện tại

Hồ Nga

Giày cao gót (hay còn gọi là guốc) loại giày này có phần đế cao chống lên ở phía gót. Chúng giúp cho người mang có vẻ cao hơn, làm nổi bật chiều dài của đôi chân người phụ nữ. Ngoài ra, chúng cón ý nghĩa văn hóa bởi bối cảnh lịch sử trong hơn 1.000 năm qua.

Lịch sử về giày cao gót

Trước những năm 1700

Người ta tìm thấy những hình ảnh khắc họa về giày cao gót trên những bức tường Ai Cập cổ đại. Nó mô tả giới quý tộc của Ai Cập cổ đại đi trên những đôi giày cao, phân biệt với những người dân thường thấp hèn phải đi chân trần.

Nguồn gốc cũng như thời gian ra đời của những đôi giày cao gót đã trở thành đề tài tranh cãi bất tận. Nhiều người cho rằng, Chopines là tổ tiên của đôi giày cao gót. Trong khi một số nghiên cứu chỉ ra rằng giày cao gót giúp cho những tay đua bắn tên có thể đứng lên khi ngựa phi nước đại, giữ an toàn khi phi ngựa.

Năm 1599, nhà vua Ba Tư cử người sang các nước để bang giao. Từ đó, vô tình phổ biến văn hóa ở các nước này như: Nga, Đức và Tây Ban Nha… Một làn sóng giao lưu văn hóa bùng nổ, các vật dụng tại Ba Tư được ưa chuộng ở khắp nơi trên thế giới trong đó có giày cao gót. Lúc này, giày cao gót tượng trưng cho sự quyền quý, sang trọng, chứng tỏ sức mạnh và địa vị xã hội.

giay-cao-got

Giày cao gót trước những năm 1700

Trước những năm 1660, về thiết kế, giày của phụ nữ và đàn ông tương đối giống nhau. Những đôi giày cao gót của nam giới có khuynh hướng hiện thực, hướng tới sự thực tế, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Trong khi đó, giày cao gót của phụ nữ lại được thiết kế cầu kỳ và tinh tế hơn rất nhiều. Chúng được sử dụng ở những sự kiện trang trọng, thể hiện được sự quý phái của chủ nhân sở hữu chúng.

Khi giày cao gót phổ biến hơn trong đời sống xã hội, để phân biệt với dân thường, giới quý tộc đã tăng chiều cao của những đôi giày này. Thậm chí, thời gian này, có những đôi giày cao gót cao tới mức khó tưởng tượng. Đế giày càng cao, địa vị xã hội càng cao. Họ muốn khẳng định rằng, những người giàu có không cần đi bộ, không cần phải làm những việc nặng nhọc như dân nghèo, do đó, họ có thể thoải mái sử dụng những món đồ xa xỉ, dù chúng có khó đi và không thoải mái đi chăng nữa.

giay-cao-got

Chân dung Vua Louis XIV đi giày cao gót

Điển hình cho lối sống này chính là hoàng đế nước Pháp Louis 14. Vị vua này có chiều cao khiêm tốn là 1,63m, bởi thế ông cực kỳ ưa chuộng những đôi giày cao gót. Hầu hết, những đôi giày của đức vua cao đến 10 cm được thiết kế tinh tế và công phu. Các họa tiết được thêu tỉ mỉ khung cảnh các trận chiến tranh, tạo sự uy nghi và trang nghiêm.

Tất cả các đôi giày đều có gót màu đỏ, được nhuộm bằng thứ màu nhuộm đắt tiền. Cũng trong năm 1670, vị Hoàng đế này đã ban sắc lệnh, chỉ cho phép quần thần trong triều đình được mang những đôi giày gót đỏ. Nhưng trên thực tế, chỉ những người được nhà vua yêu quý mới có thể đi những đôi giày này.

Sau những năm 1700

Từ những năm 1730 - 1740, giày cao gót rộng với mũi giày hếch và khóa buộc đã trở nên phổ biến. Những năm 1750 và 1760 đã giới thiệu một đôi giày cao hơn. Đến năm 1790 tiếp tục xu hướng này, nhưng thêm vào sự kết hợp màu sắc. Ngoài ra, trong suốt tất cả các thập kỷ này, không có sự khác biệt giữa giày phải và trái.

gl6-1693905302.jpg

Sau cách mạng Pháp, giày cao gót vẫn được sử dụng ở nhiều quốc gia với sự đa dạng về hình thù, kiểu cách. Tuy nhiên, chúng không phổ biến trên toàn thế giới. Ở một số nơi, giày cao gót được xem là biểu tượng của sự ma quái, mê hoặc con người nên bị cấm sử dụng. Nếu làm trái với quy tắc này, con người sẽ phải chịu những hình phạt rất nặng.

Hòa trong dòng chảy của các xu hướng thời trang, giày cao gót dần được thay thế và biến mất. Chỉ sau hơn 1 thế kỉ sau, nhà thiết kế lừng danh Christian Dior mới làm hồi sinh chúng. Giày cao gót chính thức trở lại sau chiến tranh thế giới thứ 2. Những đôi giày được làm bằng nhựa đã ra đời, chúng có thiết kế mảnh khảnh hơn nhưng khả năng chịu lực tốt hơn những đôi giày truyền thống.

4`

Cho đến ngày nay

Loài người từng xem một đôi giày gót cao được mang bởi nam giới để chứng tỏ địa vị xã hội cao hơn và vượt trội hơn so với những người xung quanh họ.

Hiện nay, giày cao gót không còn sử dụng cho đàn ông nữa. Chúng được coi là món quà đặc quyền của chị em. Chúng giúp phái đẹp tự tin và quyến rũ hơn trong cuộc sống. Trong mỗi thiết kế, mỗi kiểu dáng, mỗi đôi giày cao gót lại mang trong mình một sức hút riêng, đầy mê hoặc. Nhiều nhà thiết kế, thương hiệu thời trang nổi tiếng đã trở nên nổi danh toàn cầu nhờ sở hữu những bộ sưu tập giày cao gót độc đáo.

Dior Giày Cao Gót Giá Tốt T09/2023 | Mua tại Lazada.vn

Trong thế giới ngày nay, dù nó có tiến bộ đến đâu, chúng ta vẫn coi giày cao gót là phụ kiện dành cho phụ nữ. Chúng được tạo ra để khiến ta cảm thấy mạnh mẽ, nữ tính, sang trọng, táo bạo hoặc bất cứ mỹ từ nào mà nó được vẽ ra trên các phương tiện truyền thông.

Hồ Nga (T/H)