Một phần con đường gốm sứ bị phá bỏ... ký ức còn vẹn nguyên

Thảo Huyền

Hơn 600m con đường gốm sứ đã bị phá bỏ để phục vụ cho công trình mở rộng đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Hơn 600m tranh gốm bị phá bỏ nằm ở đoạn ngã ba Nghi Tàm - Xuân Diệu. Con đường gốm sứ vốn là công trình nghệ thuật mang tính biểu tượng của Thủ đô trong suốt 10 năm qua. Do đó, việc một phần con đường bị dỡ bỏ đã khiến nhiều người dân tiếc nuối.

Bên cạnh đó, việc này có thể ảnh hưởng đến danh hiệu "Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới" do Kỷ lục Guinness Thế giới đã công nhận trước đó. Do đó, việc dỡ bỏ một phần con đường gốm sứ phải được báo cáo với Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới và cam kết sẽ làm bù lại. 

Những người dân sinh sống trong khu vực này cũng bày tỏ mong muốn, khi việc thi công mở rộng đường hoàn thành, đoạn đường tranh gốm sẽ được làm lại.

Phá bỏ hơn 600m con đường gốm sứ, người dân Thủ đô tiếc nuối - Ảnh 1.

Nhiều đoạn của đường gốm sứ bị bong tróc (Ảnh: KTĐT)

Phá bỏ hơn 600m con đường gốm sứ, người dân Thủ đô tiếc nuối - Ảnh 2.

Rác thải bủa vây con đường gốm sứ, đoạn vào phố Hàm Tử Quan (Ảnh: KTĐT)

Trước việc con đường gốm sự bị phá đi 600m, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy đã chia sẻ với PV trong sự tiếc nuối.

"Thời gian vừa qua, thành phố có dự án cải tạo trục đường Nghi Tàm. Để thực hiện việc này có gần 600m tranh gốm đã bị phá đi, trong đó rất đáng tiếc có những đoạn tranh gốm như phố cổ Bùi Xuân Phái, đoạn tranh của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO)... Những đoạn tranh này là tình yêu, tình cảm của rất nhiều tổ chức dành cho Thủ đô Hà Nội, kể cả công sức của các nghệ sĩ.

Việc phá dỡ đoạn tranh gốm gần 600m ở ngã ba Nghi Tàm - Xuân Diệu này đang ảnh hưởng đến Kỷ lục Guinness Thế giới. Tôi sẽ phải báo cáo con số này đến Tổ chức Kỉ lục Guinness Thế giới và với lời hứa là sẽ xin làm đền bù lại. Thậm chí chúng tôi có thể tạo nên một kỉ lục mới."

Hà Nội phá 600 mét con đường gốm sứ để mở rộng mặt đê: Ta đành hy sinh một phần để đổi lấy điều lớn lao hơn - Ảnh 4.

Hà Nội phá 600 mét con đường gốm sứ để mở rộng mặt đê: Ta đành hy sinh một phần để đổi lấy điều lớn lao hơn - Ảnh 5.

Chị Thủy tiếc nuối vì công trình mang nhiều tình yêu của các tổ chức và nghệ sĩ dành cho Hà Nội này sẽ bị phá dỡ.

Con đường gốm sứ ven sông Hồng dài gần 4km với diện tích khoảng 6.500m, đi qua các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Con đường gốm sứ được khởi công xây dựng vào tháng 10/2017 và được khánh thành vào 5/10/2010 với nhiều hình ảnh về trẻ em Việt Nam và quốc tế, tranh đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế thực hiện.

Khi thi công cải tạo bờ đê phải phá bỏ con đường này, những người thực hiện công trình đường gốm này rất tiếc nuối nhưng họ đều hiểu về mục đích chung. Tất cả đều mong muốn khi thi công xong, con đường gốm sứ sẽ được làm lại.

Ông Nguyễn Văn Hồng, người dân khu vực hiện sống tại đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết suy nghĩ trước việc công trình biểu tượng của Hà Nội này bị phá dỡ:

"Nhà nước và thành phố cho mở rộng thế này thì người dân chúng tôi rất mừng. Đường sá rộng rãi thì giao thông đi an toàn. Thứ hai nữa là đường kè bờ đê sạch sẽ, cao ráo.

Tất nhiên vấn đề con đường gốm sứ giờ bỏ đi thì ai cũng tiếc, thế nhưng mà thôi, ta đành hi sinh một phần cái tiếc này để ta lấy cái lớn hơn nữa. Nay mai sẽ đẹp hơn, đường sá sẽ rộng rãi khang trang hơn."

Hà Nội phá 600 mét con đường gốm sứ để mở rộng mặt đê: Ta đành hy sinh một phần để đổi lấy điều lớn lao hơn - Ảnh 6.

Ông Nguyễn Văn Hồng, người dân khu vực hiện sống tại đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Hà Nội phá 600 mét con đường gốm sứ để mở rộng mặt đê: Ta đành hy sinh một phần để đổi lấy điều lớn lao hơn - Ảnh 7.

Công trình nhìn từ trên cao.

Phá bỏ hơn 600m con đường gốm sứ, người dân Thủ đô tiếc nuối - Ảnh 3.

Những mảng bong tróc khiến con đường trở nên nhếch nhác (Ảnh: KTĐT)

Con đường gốm sứ là "Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới" được công nhận bởi Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới. Địa điểm này cũng thu hút sự chú ý của nhiều khách du lịch khi đến với Thủ đô. Đây đồng thời là nơi lưu giữ giá trị tinh thần to lớn khi chứng kiến sự thay đổi trong cuộc sống của người dân Hà Nội và cả những người lao động bươn chải mưu sinh.

Tuy nhiên, theo thời gian, "di sản thuộc về nhân dân" này lại đang dần mất đi vẻ đẹp ban đầu bởi những vết nứt, bong tróc và bám bẩn, thậm chí bốc mùi nồng nặc. Đã có rất nhiều hoạt động trùng tu, giữ gìn vẻ đẹp của con đường được tổ chức.

Hạ Chí