Những dấu hiệu bất thường trong công tác sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Huy Hoàng

Ở các huyện miền núi, nằm ở phía tây của tỉnh Thanh Hóa. Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế cho địa phương có loại địa hình bán sơn địa này, công tác xây dựng cơ bản hàng năm luôn được Nhà nước chú trọng và đầu tư rất lớn. Thế nhưng, tình hình sử dụng nguồn vốn công tại đây đang được dư luận phản ánh có nhiều điểm bất thường.

Sử dụng vốn đầu tư công chưa hiệu quả

Thời gian gần đây, Báo Đời sống và Pháp luật liên tiếp nhận được phản ánh của bạn đọc về những bất thường trong các gói thầu do UBND huyện, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện tổ chức. Nhóm phóng viên đã vào cuộc xác minh và phát hiện nhiều điểm bất thường trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công của một số huyện miền núi có nhiều điểm bất thường.

Tiến hành rà soát 9 gói thầu trong năm 2019, do các huyện miền núi tổ chức, tất cả đều có giá trúng thầu rất sát so với giá dự toán công trình. Tổng dự toán chi ngân sách cho 29 gói thầu trên là: 4,743,047,000. Sau khi tiến hành đấu thầu, ngân sách thực chi là: 7,549,065,639. Như vậy,  chỉ tiết kiệm cho Ngân sách vẻn vẹn là: 9,981,261.Tỷ lệ thấp đến mức khó tin.

Tính riêng trong năm 2019, BQLDA một số huyện miền núi đã mời thầu 85 gói, công bố kết quả của 57 gói, 2 gói có kết quả mà không hề có Thông báo mời thầu hay Thông báo mời sơ tuyển (theo dữ liệu thống kê của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia). Đa số những gói thầu này đều có kết quả bỏ thầu sát giá một cách đáng kinh ngạc, phần lớn là rơi vào các gói thầu trong lĩnh vực xây lắp và điều này, dường như đã xảy ra từ rất nhiều năm nay.

Có thể thấy, mỗi năm, hàng chục tỷ đồng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho sự phát triển của UBND huyện, nhưng, các gói thầu có mức tiết kiệm cực thấp như trên cho thấy, việc sử dụng vốn đầu tư công thật sự chưa hiệu quả.

Nhà thầu “quen mặt” và hiện tượng “quân xanh, quân đỏ”

Trong 9 gói thầu của năm 2019 đã đề cập, chỉ có vài đơn vị “thay nhau trúng thầu”. Nổi cộm nhất là Công ty TNHH Trung Thành với 6 gói trúng; Công ty CP xây dựng HP trúng 4 gói; Công ty TNHH Tuấn Anh trúng 5 gói; Công ty TNHH Nga Hoàng trúng 3 gói; Công ty TNHH Hoàng Anh trúng 5 gói. Tổng số ngân sách trúng thầu của 5 đơn vị trên đã là hơn 6 tỷ đồng nhưng tỷ lệ bỏ thầu của các đơn vị này cực kỳ chính xác. Đơn cử, 6 gói thầu mà Công ty TNHH Trung Thành đã trúng, chỉ chênh lệch khoảng 6 triệu đồng so với tổng giá gói thầu hơn 2 tỷ đồng. Lần lượt, sự chênh lệch ở các đơn vị sau cũng chỉ xoay quanh con số vài chục triệu đồng cho các gói thầu “khủng”

Ngày 2/5/2019, ông Đỗ Văn Thành, Giám đốc BQLDA huyện ký thông báo số 29/TB-QLDA về kết quả lựa chọn nhà thầu tại gói thầu “Xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư khu dân cư về thôn 5, , Công ty TNHH Anh Tuấn đã trúng gói thầu trên với giá bỏ thầu: 2,080,174,000 thấp hơn giá dự toán ban đầu chỉ khoảng 1,3 triệu đồng. Nhà thầu trượt là Công ty TNHH Trung Thành; Công ty Hoàng Anh. Lý do trượt: năng lực kinh nghiệm và tài chính.

Ngay sau đó, tại gói thầu “Cải tạo, nâng cấp hệ thống rãnh thoát nước được mở ngày 16/5/2019. Công ty CP xây dựng LKT trúng thầu với giá là 3.372.661.000 đồng. Lần này, danh sách nhà thầu trượt lại là: Công ty TNHH Dũng Tuấn và Công ty TNHH Nam Dương với lý do: “Không đáp ứng được yêu cầu về nhân sự chủ chốt và máy móc, thiết bị”

Tiếp đó, tại gói thầu “Cải tạo, nâng cấp hồ Cây Thị, xã Phượng Nghi, huyện”, Công ty TNHH Trung Thành trúng với giá gần 4,5 tỷ đồng, danh sách trượt thầu lại xuất hiện hai cái tên quen thuộc: Công ty TNHH Hoàng Anh; Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng G6, trượt thầu vì không đáp ứng được: năng lực kinh nghiệm.

Cái vòng luẩn quẩn trúng- trượt; trượt- trúng đó cứ liên tục lặp đi lặp lại trong các gói thầu trên địa bàn huyện miền Núi.

Đến đây, dư luận đặt câu hỏi: có hay không hiện tượng “quân xanh” để chia chác các gói thầu do UBND, BQLDA huyện tổ chức ? Bởi các lý do trượt thầu của các đơn vị hết sức vô lý. Năng lực kinh nghiệm hay năng lực nhân sự được hình thành trong cả một quá trình hoạt động của doanh nghiệp chứ không phải một sớm một chiều.

“Tất cả đều đúng luật”

Phóng viên đã liên hệ với  một UBND huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để tìm hiểu rõ hơn thì được giới thiệu sang BQLDA huyện  trao đổi.

Tại buổi tiếp xúc, ông Đỗ Văn Thành, Giám đốc BQLDA huyện cho biết: “Tất cả các dự án mà dư luận đặt nghi vấn, đều được tổ chức đúng theo các trình tự, quy định của Luật đấu thầu. Sau đó, phía đơn vị này đã cung cấp nhiều hồ sơ, quyết định và tiêu chuẩn kỹ thuật, liên quan đến một số gói thầu mà báo chí đưa ra.

Tuy nhiên, điều phóng viên quan tâm nhất là hồ sơ năng lực dự thầu của một số đơn vị thì chưa được tiếp cận.

Thực trạng hiện nay, những gói thầu xây lắp có giá trị cao thường yêu cầu rất nghiêm khắc về năng lực của nhà thầu tham dự, trong đó có các yêu cầu về năng lực tài chính, thiết bị máy móc và nhân công…có trình độ tương ứng. Nhưng rất ít đơn vị có thể đáp ứng được các điều kiện này.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, ĐH Kinh tế Quốc dân nhận định: Cơ quan chức năng cần sớm làm rõ có hay không những khuất tất và kịp thời xử lý nghiêm, tránh dư luận xấu, ngăn chặn thất thoát ngân sách Nhà nước cũng như không để những gói thầu được phê duyệt dễ dàng, ảnh hưởng chất lượng công trình khi đi vào sử dụng.

Đời sống và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin...