Những đồ uống chứa thành phần Caffeine không an toàn trong thai kỳ và người muốn mang thai

Thảo Huyền

Theo các nhà nghiên cứu, việc sử dụng Caffeine không an toàn trong thai kỳ hoặc những người muốn mang thai thì nên từ bỏ.

Caffeine là chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương phổ biến nhất trên thế giới. Không chỉ có trong cafe, caffeine còn có trong socola, trà và cả thuốc giảm đau.

Caffeine làm tinh thần tỉnh táo hơn. Nếu kết hợp sử dụng cafe thông thường và cafe tách Caffeine sẽ làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim, ung thư, đột quỵ, tiểu đường, các bệnh hô hấp và thận. 

Caffeine không chỉ có tác dụng giảm đau và mệt mỏi khi tập luyện mà còn có thể đốt cháy chất béo rất hiệu quả. Là một trong những chất tăng cường hiệu suất phổ biến nhất trong thể thao, nếu dùng đúng liều lượng có thể mang lại cho vận động viên hiệu quả tích cực, miễn là không sử dụng quá nhiều.

 Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cố gắng mang thai có thể cần từ bỏ cà phê, trà, nước ngọt và các nguồn khác chứa caffeine. Ảnh minh họa

Caffeine cũng giúp giảm các cơn đau do chứng đau nửa đầu hoặc chứng đau (nhức) căng đầu (tension headaches) bằng cách siết lại các mạch máu, đưa chúng về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc giảm đau chứa Caffeine thì cơn đau có thể quay trở lại khi ngưng dùng thuốc.

Đặc biệt nếu thường xuyên sử dụng có thể dẫn đến mệt mỏi và căng thẳng khi phải “cai nghiện” Caffeine. Do đó, theo lời khuyên của các chuyên gia phụ nữ đang mang thai hoặc đang cố gắng mang thai có thể cần từ bỏ cà phê, trà, nước ngọt và các nguồn khác chứa Caffeine. Một phân tích dữ liệu mới không tìm thấy mức độ an toàn của chất này trong thai kỳ.

Cụ thể, theo kết luận của tác giả nghiên cứu Jack James, giáo sư tại Đại học Reykjavik ở Iceland, các bằng chứng khoa học tích lũy ủng hộ phụ nữ mang thai và phụ nữ dự định mang thai nên tránh dùng caffeine.

Trong phân tích mới, James đã theo dõi dữ liệu từ 37 nghiên cứu quan sát và 11 phân tích tổng hợp (dữ liệu thu thập từ nhiều nghiên cứu) được công bố trong hai thập kỷ qua. Nghiên cứu tập trung vào sáu kết quả tiêu cực chính của thai kỳ: Sẩy thai, thai chết lưu, trẻ sơ sinh nhẹ cân và / hoặc trẻ nhỏ so với tuổi thai, sinh non, bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em và thừa cân / béo phì ở trẻ.

Trong số 42 phát hiện riêng biệt của các nghiên cứu quan sát, 32 phát hiện thấy rằng Caffeine làm tăng đáng kể nguy cơ có kết quả mang thai tiêu cực, trong khi 10 phát hiện khác không tìm thấy mối liên quan nào hoặc mối liên quan không chắc chắn. Các rủi ro liên quan đến caffein đã được báo cáo với mức độ nhất quán từ trung bình đến cao đối với tất cả các kết cục thai kỳ ngoại trừ sinh non.

Trong số 17 phát hiện từ các phân tích tổng hợp, 14 kết luận rằng Caffeine có liên quan đến việc tăng nguy cơ đối với bốn kết quả bất lợi khi mang thai: Sẩy thai, thai chết lưu, sinh nhẹ cân và / hoặc nhỏ so với tuổi thai và bệnh bạch cầu cấp tính ở trẻ em. Ba phân tích tổng hợp khác không tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ Caffeine và tăng nguy cơ sinh non. Không có phân tích tổng hợp nào kiểm tra mối liên quan giữa việc tiêu thụ caffeine ở người mẹ với tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em, nhưng 4/5 nghiên cứu quan sát đã báo cáo mối liên quan đáng kể.

James nhấn mạnh rằng tất cả dữ liệu trong phân tích đều đến từ các nghiên cứu quan sát, không được thiết kế để thiết lập nguyên nhân và kết quả. Tuy nhiên, phát hiện của ông cho thấy có "bằng chứng tích lũy đáng kể" về mối liên quan giữa việc tiêu thụ Caffeine và một số kết quả mang thai tiêu cực.

Những kết quả tiêu cực đó bao gồm sẩy thai, thai chết lưu, trẻ sơ sinh nhẹ cân và / hoặc nhỏ so với tuổi thai, bệnh bạch cầu cấp tính ở trẻ em và thừa cân béo phì ở trẻ em, nhưng không phải sinh non. Điều đó cho thấy rằng các khuyến nghị sức khỏe hiện tại về việc tiêu thụ caffein trong thai kỳ theo ông cần được "sửa đổi triệt để”.

Bình Vy (t/h)