Những nguyên nhân ly hôn đơn phương được Tòa án chấp nhận

Hồ Nga

Xã hội phát triển kéo theo nhiều sự thay đổi cũng như hậu quả của nó. Hiện nay, tỷ lệ các cặp đôi ly hôn ngày càng nhiều và các nguyên nhân phổ biến có thể kể đến là ngoại tình, bạo lực gia đình, không đủ điều kiện kinh tế,… Vậy có phải cứ đơn phương ly hôn thì được Tòa án chấp nhận hay không. Hãy cùng làm rõ những nguyên nhân ly hôn đơn phương được Tòa án xem xét và giải quyết thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn được thực hiện theo 2 hình thức: ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương (theo yêu cầu của một bên). Các nguyên nhân để đơn phương ly hôn được Tòa án chấp nhận được quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình, cụ thể như sau:

Vợ/chồng của người bị tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn

Nguyên nhân ly hôn này cũng được Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: 

“Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.”

Vậy, nếu một người mà bị Tòa án tuyên bố mất tích thì vợ hoặc chồng của người đó có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Trường hợp này, yêu cầu sẽ được chấp nhận và Tòa án giải quyết ly hôn cho người yêu cầu.

hg1-1701684094.jpg
Chú thích ảnh

Vợ/chồng có hành vi bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình là điều mà không ai mong muốn khi kết hôn. Đây là hành vi cố của thành viên gia đình, gây thiệt hại về tinh thần, thể chất, kinh tế, tình cảm gia đình,… Tại khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định những hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

  • Đánh đập, ngược đãi, hành hạ, hoặc hành vi khác cố ý xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng
  • Có hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
  • Xua đuổi, cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây ra hậu quả nghiêm trọng
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình
  • Cưỡng ép quan hệ tình dục
  • Cưỡng ép, cản trở việc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
  • Có hành vi gây thiệt hại, xâm phạm đến tài sản chung của gia đình hoặc các thành viên khác trong gia đình
  • Cưỡng ép các thành viên gia đình lao động quá sức, kiểm soát thu nhập của họ
  • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi nơi ở

Vợ/chồng vi phạm nghiêm trọng quyền/nghĩa vụ của mình

Quan hệ vợ chồng được quy định tại Chương III Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Cụ thể, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình, có nghĩa vụ tôn trọng, yêu thương, chăm sóc, chung thủy, giúp đỡ nhau, bảo vệ nhân phẩm, uy tín cho nhau. 

Tình trạng vợ chồng trầm trọng

Tình trạng vợ chồng trầm trọng được xem là có những việc như vơ, chồng không yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, nghĩa là mỗi người chỉ quan tâm đến bản thân, không quan tâm đến người còn lại. Vợ chồng có hành vi hành hạ, ngược đãi nhau là một hoặc hai bên thường xuyên đánh đập, hoặc có những hành vi khác gây tổn hại đến tinh thần, thể chất. Vợ chồng không chung thủy với nhau là việc vợ/chồng có quan hệ ngoại tình, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài

Nếu có một trong các trường hợp nêu trên trong thực tế, được nhắc nhở và hòa giải nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục thì được xem xét về tình trạng đời sống chung không thể kéo dài.

Mục đích của hôn nhân không đạt được

Mục đích của hôn nhân là như đã phân tích ở trên, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp cho người. Nếu không đạt được những biểu hiện trên thì xem như cuộc hôn nhân không đạt được mục đích.