Công trình của Đại học Pennsylvania (Mỹ) chứng minh hàng loạt quá trình trong cơ thể có thể bị đảo lộn bởi giấc ngủ đêm thiếu chất lượng và "tiếp tay" cho bệnh ung thư. Đó là những giấc ngủ bắt đầu quá muộn hay kiểu ngủ gián đoạn, thức dậy một hoặc nhiều lần giữa đêm.
Nghe nhạc trong khi ngủ
Nhiều người thường có thói quen nghe nhạc mọi lúc mọi nơi, kể cả lúc ngủ. Thói quen này vô tình khiến giấc ngủ của bạn không sâu, gây mơ màng, chập chờn và có thể xuất hiện ác mộng. Vì vậy, bạn thường cảm thấy đau đầu sau khi thức dậy.
Để tránh gặp phải vấn đề này, hãy chú ý đặt điện thoại ra xa khỏi giường trước khi ngủ để giúp não bộ được thư giãn hoàn toàn.
Ảnh minh họa: Internet
Bật ti vi khi ngủ
Các nhà nghiên cứu cho biết, melatonin được tiết ra bởi tuyến tùng gần mắt. Khi mắt cảm nhận được bóng tối, tuyến tùng sẽ mặc định màn đêm đã tới, bắt đầu tiết hormon melatonine, lượng tiết ra đạt trạng thái cao nhất là vào thời điểm trước khi ngủ.
Tuy nhiên ngoài tác dụng hỗ trợ giấc ngủ, melatonine còn có tác dụng điều tiết estrogen và progesteron thụ thể, hai loại hormon này đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu ban đêm tiếp xúc quá nhiều với ánh đèn của ti vi, đèn ngủ, lượng tiết melatonine sẽ giảm mạnh, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh nở của phụ nữ.
Để tóc ướt khi ngủ
Sau khi gội đầu nếu bạn không làm khô tóc, lượng lớn nước đọng trên bề mặt da đầu, đặc biệt vào mùa đông khi nhiệt độ thấp, để tóc ướt đi ngủ sẽ khiến cơ thể phát bệnh. Trong trường hợp xấu, bạn sẽ cảm thấy tê ở da đầu, kèm theo cơn đau âm ỉ. Sáng hôm sau, sẽ xuất hiện những cơn đau đầu hoặc chóng mặt không thể giải thích được.
Che đầu khi ngủ
Khi ngủ không được chùm đầu để giữ cho hơi thở tốt và cung cấp đủ oxy cho não. Thói quen ngủ chùm kín đầu, sẽ hạn chế sự lưu thông không khí trong chăn, nồng độ oxy trong chăn giảm xuống. Về lâu dài, không chỉ khiến trạng thái của người ngủ xấu đi, bị chóng mặt, mà còn ảnh hưởng đến chức năng bộ nhớ của não.
Nhiều phụ nữ lười tẩy trang trước khi đi ngủ, lớp trang điểm còn sót lại có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây rối loạn bài tiết tuyến mồ hôi, từ đó gây ra mụn và làm hỏng khuôn mặt. (Ảnh minh họa: Internet)
Ngủ khi bị say rượu
Một chuyên gia từ Đức quan sát sự nguy hiểm của việc uống rượu trước khi đi ngủ trong 15 năm thấy rằng, uống rượu xong đi ngủ ngay có thể xuất hiện ngừng thở 2 lần, khoảng 10 giây mỗi lần. 10 giây này có thể gây ra tổn thương lớn cho cơ thể: dễ thấy nhất là tổn thương mạch máu, gây tăng huyết áp, huyết áp cao sẽ liên lụy đến tim, dẫn đến tăng nhịp tim, rối loạn nhịp tim và cuối cùng là bệnh tim.
Mặc áo ngực khi ngủ
Một bệnh viện ở Mỹ khảo sát 5.000 phụ nữ và phát hiện ra rằng những phụ nữ mặc áo ngực khi ngủ có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 2,1 lần so với những người không mặc áo ngực. Đây có thể là kết quả của việc nén ngực trong thời gian dài, tắc nghẽn dẫn lưu bạch huyết và giữ lại các chất có hại trong vùng ngực.
Nguy cơ nhồi máu cơ tim vì thiếu ngủ
Công trình vừa đăng tải trên tờ Journal of the American College of Cardiology xoáy vào những cơn nhồi máu cơ tim – nguyên nhân gây thiệt mạng hàng nhất nhì ở nhiều quốc gia.
Theo đó, nếu bạn ngủ đủ (7-8 giờ mỗi đêm), hoặc tạm đủ hay chỉ hơi thừa (6-9 giờ), bạn ít phải lo lắng vì tai biến trên. Tuy nhiên chỉ cần vượt khỏi vùng an toàn 6-9 giờ, bạn sẽ phải coi chừng trái tim mình "nổi loạn". Nếu bạn ngủ chỉ 5-6 giờ, nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng 20%. Ngủ 9-10 giờ, nguy cơ tăng đến tăng 34%.
(Ảnh minh họa: Internet)
Buộc tóc chặt
Trước khi ngủ, một số người thường có thói quen buộc gọn tóc để tránh làm tóc lòa xòa trước mặt. Thế nhưng, nếu bạn buộc tóc quá chặt trên đỉnh đầu thì phần da đầu sẽ bị kéo căng, gây đau nhức nếu giữ lâu suốt cả một đêm. Còn nếu bạn búi tóc thấp sẽ gây ảnh hưởng tới đốt sống cổ và làm bạn cảm thấy đau mỏi cổ vào sáng hôm sau.
Do đó, hãy thả lỏng tóc khi ngủ hoặc tết gọn tóc sang hai bên, nhưng cần chú ý tết lỏng tay để hạn chế tình trạng đau đầu sau khi ngủ dậy.
Kê gối cao khi ngủ
Nếu bạn cảm thấy đau mỏi cổ sau khi thức dậy thì đó có thể là do đêm hôm trước bạn kê gối quá cao khi ngủ. Do khi ngủ trong tư thế này, quá trình lưu thông máu sẽ bị ảnh hưởng, từ đó làm giảm chất lượng giấc ngủ và khiến bạn ngủ không sâu giấc. Vì vậy, khi ngủ thì nên kê gối vừa với tầm đầu của mình, tránh kê quá cao sẽ làm ảnh hưởng tới đốt sống cổ và lưng.
(Ảnh minh họa: Internet)
Nằm áp mặt vào gối khi ngủ
Tư thế nằm khi ngủ cũng có thể tác động một phần tới cơ thể và chất lượng giấc ngủ của bạn. Đặc biệt, nếu bạn nằm áp mặt vào gối khi ngủ suốt cả đêm thì nó sẽ làm ảnh hưởng tới độ đàn hồi của vùng da má và gây ra những nếp nhăn xấu xí. Bên cạnh đó, khi bạn áp mặt lên gối thì lỗ chân lông sẽ bị bí và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhờn mặt và làm mụn trứng cá xuất hiện.
Ngủ dưới ánh đèn sáng
Đừng ngủ khi ánh đèn vẫn bật sáng vì nó sẽ làm cản trở quá trình sản sinh hormone melatonin và hormone tăng trưởng vào ban đêm. Ngoài ra, việc ngủ dưới ánh đèn sáng còn khiến hormone cortisol của bạn sản sinh nhiều, làm bạn luôn ở trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi và vô tình gây tăng cân mất kiểm soát.
Không tẩy trang trước khi đi ngủ
Nhiều phụ nữ lười tẩy trang trước khi đi ngủ, lớp trang điểm còn sót lại có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây rối loạn bài tiết tuyến mồ hôi, từ đó gây ra mụn và làm hỏng khuôn mặt. Rửa mặt trước khi đi ngủ không chỉ loại bỏ các kích thích xấu của lớp trang điểm còn sót lại trên da mặt, mà còn giúp ngủ ngon.