Những trường hợp nào mắc COVID-19 phải điều trị tại cơ sở y tế?

Thảo Huyền

Bộ Y tế hướng dẫn: Tất cả người mắc COVID-19 có bệnh nền, người đang mang thai, béo phì, người trên 50 tuổi và trẻ em dưới 12 tháng tuổi đều phải được điều trị tại bệnh viện.

Người cao tuổi mắc COVID-19 có nguy cơ nghiêm trọng hơn các lứa tuổi khác

Theo hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế khi một người mắc COVID-19 (F0), các thành viên trong gia đình có thể thấy lo âu, căng thẳng.

Người mắc COVID-19 cũng có thể gặp các tình trạng căng thẳng tinh thần như:  Sợ hãi và lo lắng về sức khỏe của bản thân và người thân. Thay đổi thói quen ngủ, khó ngủ hoặc khó tập trung. Ăn uống kém, chán ăn. Các bệnh mạn tính trầm trọng hơn như bệnh dạ dày, tim mạch...

Các bệnh tâm thần cũng vì thế mà có thể trầm trọng hơn. Người bệnh sẽ có thể uống rượu, hút thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc khác nhiều hơn…

Những trường hợp nào mắc COVID-19 phải điều trị tại cơ sở y tế? - Ảnh 1.

Người cao tuổi mắc COVID-19 có nguy cơ bệnh nghiêm trọng hơn các lứa tuổi khác.

Đặc biệt với người cao tuổi mắc COVID-19 có nguy cơ bệnh nghiêm trọng  hơn các lứa tuổi khác.

Theo đó, người cao tuổi và người chăm sóc cần biết, theo dõi để phòng tránh nguy cơ diễn biến nặng và cần chuyển cấp cứu kịp thời tại bệnh viện trên địa bàn khi có các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp.

- Thực hiện chế độ ăn đủ dinh dưỡng (1.700-1.900 Kcal/ngày), cân đối, lành mạnh, nhiều rau xanh. Đảm bảo ăn 3-4 bữa mỗi ngày, nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.

- Cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng bệnh lý và sử dụng thuốc đang điều trị bệnh sẵn có theo chỉ định của bác sĩ điều trị (không bỏ thuốc).

-  Tăng cường luyện tập tại phòng cách ly, trên giường tuỳ theo điều kiện bằng các bài tập phục hồi chức năng, xoa bóp, hỗ trợ tập luyện để nâng cao sức khỏe.

Tất cả người nhiễm COVID-19 có bệnh nền, có thai, béo phì, trên 50 tuổi và trẻ em dưới 12 tháng phải điều trị tại Bệnh việnTrong hướng dẫn này, Bộ Y tế nêu rõ: Tất cả người nhiễm COVID-19 có bệnh nền, có thai, béo phì, người trên 50 tuổi và trẻ em dưới 12 tháng tuổi đều phải được điều trị tại bệnh viện.

Hướng dẫn của Bộ Y tế nhấn mạnh, trong thời gian chờ đợi được đưa đến bệnh viện, người bệnh cần:

- Được chăm sóc và phòng ngừa lây nhiễm như những người nhiễm khác.

- Theo dõi sát hơn để phát hiện tất cả những bất thường. Gọi cho nhân viên y tế phụ trách theo dõi sức khỏe gia đình hoặc của chính quyền địa phương hoặc đường dây nóng khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

-Mang theo thuốc sẵn có vào bệnh viện để tiếp tục sử dụng và thông báo với bác sỹ điều trị về bệnh nền và thuốc đang sử dụng của mình.

-Gia đình cần tích cực động viên, an ủi người nhiễm.

Bộ Y tế cũng hướng dẫn cần bố trí người nhiễm ở phòng ngủ và phòng vệ sinh riêng, nếu không có thì đánh dấu không gian riêng cho F0.

- Luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người khác;

- F0 cách ly, điều trị tại nhà không: Ăn uống cùng với người khác; Di chuyển ra khỏi khu vực cách ly; Tiếp xúc gần với người khác…

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng có một số lưu ý khác về việc vệ sinh dụng cụ ăn uống của F0 để tránh lây nhiễm như: F0 nên có một bộ đồ ăn riêng, tốt nhất là nên dùng dụng cụ dùng một lần; rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng; nên tự rửa bát ở phòng riêng; nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc phải mang găng khi thu dọn đồ ăn và rửa bát đĩa…

Luôn mở cửa sổ, cửa lối đi khi có thể, nhằm cho không khí luôn được thay đổi; Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác; Không để luồng khí thổi từ phòng F0 vào không gian chung; Sử dụng quạt và máy lọc không khí.