Một cô dâu Maasai trong ngày cưới.
Những nghi thức có một không hai
Xã hội Maasai có một tổ chức dựa trên chế độ phụ hệ, nam giới quản lý, điều hành và giữ các vai trò tích, trong khi phụ nữ đóng vai trò bên lề và chịu sự phụ thuộc của nam giới.Đám cưới của bộ tộc Maasai là một công việc phức tạp kết hợp nhiều phong tục truyền thống. Trong lịch sử, các cô gái kết hôn ở bất kỳ thời điểm nào từ 12-20 tuổi.
Các nghi thức truyền thống chứa đựng bất công với mọi cô gái trẻ vẫn được lưu giữ qua mọi thế hệ Maasai. Một ngày trước lễ cưới, người chồng và phù rể sẽ mang của hồi môn đến nhà gái. Của hồi môn sẽ bao gồm gia súc như bò, dê, tiền mặt, chăn và mật ong.
Vào ngày này, cô gái được cạo đầu và bôi mỡ cừu, dầu lên đầu như một biểu tượng cho sự khởi đầu mới mà cô ấy sắp trải qua. Vào cuối nghi, một ít cỏ được nhét vào giày của cô dâu và cô ấy được trao cây gậy đặc trưng của người chăn cừu.
Sau đó, cô dâusẽ được mặc cho những tấm vải màu sắc rực rỡ như một nghi lễ. Trang sức trong ngày cưới là thứ không thể thiếu, cô dâu sẽ đeo vòng cổ, vòng tay và hoa tai. Sau khi hoàn thành những nghi thức trên, cô gái đã sẵn sàng để rời khỏi nhà cha mẹ đẻ.
Một ngôi nhà của người Maasai ở Đông Phi.
Trước khi về nhà chồng, bố của cô dâu chúc phúc cho con gái bằng cách nhổ nước bọt vào đầu và ngực của cô. Khạc nhổ thường là biểu tượng của sự ô nhục nhưng ở quốc gia Massai, nó được cho là mang lại may mắn và tài lộc. Khạc nhổ giữa những người Maasai về cơ bản được coi là một chuẩn mực văn hóa, do đó rất khó để hủ tục này biến mất trong lễ cưới của họ.
Bắt đầu khi bước chân về nhà nhà chồng, cô dâu không được quay đầu nhìn lại phía sau. Bởi người Maasai tin rằng cô dâu tương lai, nếu khi rời khỏi nhà bố mẹ đẻ mà quay đầu nhìn lại thì sẽ biến thành đá. Do đó, cô dâu chỉ được đi thẳng mà không ngoái lại cho đến khi đến nhà chồng. Dọc theo tuyến đường, cô nhận được dê và bê làm quà từ họ hàng và các thành viên khác trong làng.
Chú rể trong khi chờ đợi sự xuất hiện của cô dâu, gia đình sẽgiết gia súc và nướng lên để làm tiêc mừng đám cưới.Khi đến nhà chú rể, cô dâu không được chào đón như người ta mong đợi, họ hàng nhà chồng ném phân bò vào người cô và xúc phạm cô.
Việc kết hôn sớm sẽ mang lại cho nhà cô dâu gia súc, tiền bạc.
Một trong những điều sỉ nhục mà người Maasai ưu thích là nhận xét về việc cô gái quá thấp. Bởi chiều cao là một phẩm chất được đánh giá cao và đáng tự hào ở người Maasai.Sự chào đón này là một kiểu thử thách sẽ giúp cô ấy chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống.
Trong các nghi thức lễ cưới tại nhà chồng, chú rể sẽ đưa cho cô dâu một hộp đựng được làm từ một quả bí ngô rỗng và chứa đầy sữa chua. Cô dâu sẽ uống nó và đưa nó cho những người xung quanh. Đây là nghi thức quan trọng nhất của toàn bộ lễ cưới bởi hàm chứa ý nghĩa về việc sinh con đẻ cái của người phụ nữ Maasai. Sau lễ cưới, cô dâu trở thành một người phụ nữ nội trợ, hàng ngày chăm sóc gia đình và chú tâm vào việc sinh con cho chồng.
Hôn nhân chưa bao giờ là tự nguyện
Đa phần trong các dân tộc trên thế giới, tình yêu được tôn vinh theo những cách độc đáo khiến nó trở thành một điều đặc biệt đẹp đẽ. Tuy nhiên, ở Kenya, bạn không thể lựa chọn tình yêu của cuộc đời mình, hôn nhân là do cha mẹ sắp đặt. Người Maasai tin rằng những người lớn tuổi biết rõ nhất bạn sẽ ổn định cuộc sống với ai là tốt nhất.
Phần lớn phụ nữ Maasai ở Kenya phải sống một cuộc sống nghèo khổ và bị áp bức văn hóa. Chỉ một thế hệ trước, chưa đến 20% phụ nữ Maasai ở Kenya đăng ký đi học. Ngày nay, ngay cả với chương trình giáo dục tiểu học miễn phí ở Kenya kể từ tháng 1/2003, chỉ có 48% trẻ em gái Maasai đăng ký đi học và chỉ 10% trẻ em gái đến trường trung học.
Thông thường, các cô gái Maasai độ tuổi từ 11-13 kết hôn với một người đàn ông do cha cô chọn để đổi lấy gia súc và tiền mặt. Khi người đàn ông thích một cô gái, anh ta đến gặp cha mẹ, rồi họsẽ đến nhà gái để ngỏ lời cầu hôn. Nếu gia đình nhà cô gái đồng ý, cha mẹ của cậu bé sẽ trở lại vào lần thăm sau với của hồi môn là gia súc, dê, cừu, ga trải giường và chăn.
Cuộc sống của những người phụ nữ Maasai sau khi kết hôn chỉ là chăm sóc con cái và phục vụ chồng.
Trong chuyện hôn nhân, người con gái Maasai không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấp nhận vì đó là nguyện vọng của cha mẹ dành cho mình. Điều này đôi khi vô cùng đáng buồn vì một số cô gái còn quá trẻ và buộc phải kết hôn với những người đàn ông lớn tuổi, những người không thực sự quan tâm đến họ. Nếu một cô gái từ chối lời đề nghị kết hôn, cô ấy sẽ bị đánh cho đến khi chấp nhận.
Một người phụ nữ Maasai sẽ không bao giờ được phép ly hôn, trừ những trường hợp bị lạm dụng thể xác nghiêm trọng. Điều này được thể hiện ngay trong những lời dặn của cha mẹ cô dâu trong ngày cưới. Cha cô dâu trong ngày cưới thường khuyên con gái của mình rằng: “Từ thời điểm này trở đi, con rời khỏi mái ấm và gia đình của mình. Sẽ không ai đối xử với con như một cô bé nữa. Bây giờ con đã là người lớn, và con phải cho mà không nhận. Con phải tôn trọng chồng và lắng nghe những gì anh ấy nói với con”.
Nếu một người phụ nữ ly hôn, họ sẽ không bao giờ được phép kết hôn nữa, ngay cả khi người chồng đã chết. Thay vào đó, cô ấy trở thành tài sản của một trong những người anh em của chồng.Người đàn ông Maasai được phép lấy nhiều vợ nhưng những người vợ thì hoàn toàn chỉ được có một người chồng.
Việc kết hôn của con gái làm tăng sự giàu có của gia đình cô ấy thông qua của hồi môn. Sau khi cô gái kết hôn sẽ về ở gia đình nhà chồng nênngười cha đã giảm bớt gánh nặng kinh tế khi nuôi một người con. Hơn nữa, việc cho một cô con gái đi học bị coi là thua lỗ khi họ đi lấy chồng, do đó người Maasai sẽ ưu tiên giáo dục cho bé trai hơn bé gái.
Bởi vậy, tục tảo hôn trở thành phong tục của người Maasai. Tục tảo hôn cũng trở nên tồi tệ hơn do tình trạng nghèo đói ngày càng gia tăng của người Maasai, dẫn đến việc các ông bố phải gả con gái của họ ở độ tuổi ngày càng trẻ.
Người Maasai là một trong những bộ tộc nghèo nhất ở Đông Phi. Nhưng họ tự coi bản thân mình là một dân tộc cao quý và trang nghiêm. Họ tự hào khẳng định lối sống và bản sắc văn hóa truyền thống của mình bất chấp áp lực của thế giới hiện đại. Họ sống theo lối sống du mục chăn nuôi gia súc và dê, mặc quần áo truyền thống, và sống trong những ngôi làng nhỏ. Họ sống trong những túp lều bằng bùn được sắp xếp theo hình tròn.
Hiện nay, việc thu hồi đất ngày càng gia tăng trên khắp các vùng đất của người Maasai tại Kenya đang đe dọa nền văn hóa du mục của họ, và áp lực chấp nhận thay đổi ngày càng lớn. Với áp lực này, một nhu cầu cấp thiết hơn là phải giáo dục thế hệ trẻ em trai và gái hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình bảo tồn văn hóa của mình, người Maasai đã chấp nhận một hệ thống phủ nhận các quyền con người cơ bản của phụ nữ: quyền được học hành; quyền kiểm soát cơ thể cô ấy, quyền chọn ai và khi nào kết hôn.
Nơi đàn ông được cưới nhiều vợ
Điểm đặc biệt nhất của người Maasai đó là họ không săn bắt hay giết bất kì con thú hoang nào để phục vụ nhu cầu ăn uống.
Người Maasai chỉ ăn gia súc từ chăn nuôi, chủ yếu là bò, cừu, dê, và họ cũng không bao giờ ăn rau nữa.
Họ chỉ chiến đấu khi bị thú dữ tấn công để bảo vệ làng và bầy gia súc của mình. Chính vì vậy, Maasai là dân tộc duy nhất được chính phủ cho phép ở ngay các khu bảo tồn thiên nhiên.
Làng Maasai
Làng Maasai thường là đại gia đình của một tù trưởng nhiều vợ và con cháu của ông. Họ khước từ lối sống đô thị hóa mà chính phủ nổ lực kêu gọi, cố giữ bản sắc của mình suốt nhiều đời nay từ việc sống bán du mục, mặc đồ truyền thống và ở trong những ngôi nhà thô sơ làm bằng đất do chính tay những người phụ nữ trong làng làm nên.
Đó là điểm khác biệt thú vị so với quan điểm "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" thông thường.
Đàn ông Maasai được cưới nhiều vợ, tùy thuộc vào tài sản chủ yếu là số lượng đàn gia súc của mình.
Đàn ông Maasai được cưới nhiều vợ
Bé trai Maasai chăn đàn dê của gia đình
Điều bất ngờ khi đến thăm làng Maasai đó là rất nhiều thanh niên trong làng có thể giao tiếp tốt với du khách bằng tiếng Anh.
Mặc dù không phải ai cũng đến trường, chỉ trừ một vài người đi học, họ tiếp tục dạy cho nhau và dạy tiếng Anh cho cả trẻ con.
Thiếu niên Maasai vẽ mặt trong thời gian diễn ra nghi lễ trưởng thành
Ở một thế giới khác được cho là văn minh hơn, khi ai nấy hối hả tìm kiếm cho mình những thứ được định nghĩa là giàu có và thành đạt nhưng lại khá mơ hồ về khái niệm hạnh phúc.
Giữa những đô thành quá ngột ngạt đó, tâm hồn cũng trở nên chật chội và bức bối. Và như một điều tất yếu, du khách lại tìm đến những vùng đất hoang sơ nơi con người sống chan hòa với thiên nhiên để tìm kiếm một sự cân bằng cho tâm hồn, để thấy rằng họ đang hạnh phúc, một thứ hạnh phúc giản đơn không phức tạp.
Người lữ khách có thể tặc lưỡi khen miếng thịt cừu nướng giữa thảo nguyên mới là món thịt cừu ngon nhất từng được ăn. Sau đóvươn vai hít thở một loại không khí trong lành tinh khiết của một buổi bình minh giữa hoang mạc rồi buông lời cảm thán: "Đây mới thật sự là cuộc sống!".