Tuy nhiên, có nhiều bạn mô tả trên các Hội, Nhóm que có thể chạy lung tung trên người hoặc có nhiều rủi ro, nguy cơ, biến chứng v.v…. gây tâm lý khá hoang mang. Vậy có thật que cấy tránh thai nguy hiểm và nhiều tác dụng phụ đến vậy không? Sau đây là một số chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Dương Thúy Hằng, bác sĩ sản phụ khoa với 30 năm kinh nghiệm của phòng khám Sản phụ khoa Vietmec Thanh Xuân.
PV: Hiện nay biện pháp cấy que tránh thai ngày một trở nên phổ biến. Vậy thực chất que cấy tránh thai là gì và có bao nhiêu loại?
BS: Que cấy tránh thai là loại que nhựa dẻo có kích thước cỡ bằng que diêm, được cấy dưới da cánh tay (không thuận) của chị em. Que cấy phóng thích Progestin vào cơ thể, ngăn cản sự rụng trứng và có tác dụng tránh thai từ 3 năm trở lên tùy loại.
Que cấy được sử dụng trên thế giới từ những năm 1998 và có các loại khác nhau như:
- Que cấy Norplant – Phần Lan: 6 que, tác dụng trong 5-7 năm
- Jadelle – Đức, Sinoplant (Hay Femplant) – Trung Quốc: 2 que, tác dụng 4-5 năm.
- Implanon – Hà Lan: 1 que, tác dụng 3 năm.
Loại 6 nang là loại ban đầu, kỹ thuật và thao tác cấy rất phức tạp, đưa các nang vào dưới da theo hình dẻ quạt xòe, không còn tiêu thụ trên thị trường.
Hiện chỉ còn phổ biến loại 2 nang và 1 nang. Loại 2 nang đưa vào dưới da theo hình chữ V, thao tác cấy cũng còn khá phức tạp với độ rủi ro nhất định. Loại 1 nang là loại an toàn và đơn giản hơn cả dưới góc độ thực hiện thủ thuật. Bác sĩ sẽ thao tác 1 lần, gạt cần để que đi vào là xong. Điều này hạn chế tối đa được việc que đặt sai vị trí hoặc que di chuyển khỏi vị trí ban đầu nếu được thao tác đúng kỹ thuật.
Với kỹ thuật cấy đảm bảo, bạn có thể kiểm tra và quan sát được que cấy hàng ngày
PV: Vậy tại Việt Nam, que cấy nào được sử dụng phổ biến nhất thưa Bác sĩ?
BS: Tại Việt Nam hiện nay, theo tôi được biết qua các cuộc hội thảo chuyên ngành sản phụ khoa được tổ chức hàng năm, que cấy tránh thai Implanon NXT của Hà Lan được sử dụng phổ biến nhất với các ưu điểm vượt trội như an toàn và hiệu quả.
Hiện tất cả các địa chỉ cung cấp dịch vụ cấy que tránh thai lớn tại Hà Nội như: Bệnh viện phụ sản Trung ương, bệnh viện phụ sản Hà Nội, Vinmec... và tp Hồ Chí Minh như Bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện Nhân dân gia đình, bệnh viện đa khoa tư nhân An sinh, bệnh viện sản mekong... đều chỉ dùng que cấy của Hà Lan Implanon.
Bản thân các bác sĩ chúng tôi đã quen sử dụng Implanon vì tính đơn giản và tiện lợi trong kỹ thuật cấy. Bên cạnh đó, theo quan sát các khách hàng cấy và tháo que, tôi thấy que cấy này có thể có các tác dụng phụ như khuyến cáo nhưng tỷ lệ không cao và có thể dùng biện pháp hỗ trợ để hạn chế. Tỷ lệ phải tháo que không mong muốn là thấp.
Chị em cũng nên cân nhắc kỹ khi sử dụng loại que cấy thích hợp. Trước tiên phải đánh giá và lựa chọn theo tiêu chí an toàn, hiệu quá rồi mới đến chi phí chứ không nên đặt chi phí lên đầu tiên.
Tư vấn Cấy que tránh thai tại PK Sản phụ khoa Vietmec Thanh Xuân
PV: Vậy cụ thể chi phí như thế nào?
BS: Chi phí cấy que tránh thai Implanon có thể từ 3tr đến 6 hoặc 7 triệu tùy cơ sở y tế. Một số cơ sở có các chương trình ưu đãi, chi phí có thể ở mức dưới 3tr là mức chi phí rất hợp lý cho dịch vụ này. Vì nếu các bạn chia trung bình ra từng tháng sẽ thấy mức chi phí này thấp hơn so với các biện pháp tránh thai khác như dùng thuốc tránh thai hàng ngày hay dùng bao cao su.
Hiện Phòng khám Sản phụ khoa Vietmec Thanh Xuân đã cung cấp dịch vụ Cấy que tránh thai tới rất nhiều chị em. Chúng tôi cam kết tư vấn kỹ lưỡng và theo dõi cùng khách hàng cho tới khi tháo que.
PV: Xin cảm ơn Bác sĩ về những chia sẻ hữu ích trên.