Đủ các loại vật dụng được chuyển đến khu cách ly tập trung Ký túc xá Đại học Quốc Gia (ảnh: Phạm Thọ)
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM vừa phát đi thông điệp về nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 ở những người đi tiếp tế cho thân nhân trong các khu cách ly tập trung tại Ký túc xá Đại học Quốc gia tại quận Thủ Đức (TPHCM).
Theo đó, những ngày này, số người thuộc diện phải cách ly tập trung tăng cao, trong đó phần lớn là người mới trở về nước từ các vùng dịch… Với tâm lý lo lắng, sợ người thân của mình thiếu đồ ăn, thiếu các vật dụng cho sinh hoạt cá nhân, nên một cuộc tiếp tế "tổng lực" đã diễn ra rầm rộ.
Người tiếp tế chen lấn nhau khiến nguy cơ lây nhiễm bệnh tăng cao, đồng thời gây khó khăn cho lực lượng làm nhiệm vụ tại khu cách ly. (ảnh: Phạm Thọ)
Nhu yếu phẩm dồn dập được vận chuyển đến khu cách ly, điểm tiếp nhận hàng hóa trở thành nơi tập trung đông người. Số lượng đồ gửi vào khu cách ly quá nhiều khiến những người phục vụ công tác tiếp nhận, phân loại, vận chuyển và cả nhân viên y tế đều rơi vào tình trạng quá tải nghiêm trọng.
Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố, tâm lý lo lắng ở những người phải cách ly hoặc thân nhân của họ là điều khó tránh khỏi và rất cần sự động viên, chia sẻ. Tuy nhiên, việc lo lắng một cách thái quá dẫn tới những hệ lụy mang tính tiêu cực, ảnh hưởng đến sự an toàn trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc cộng đồng “hành quân” tiếp tế rầm rộ với hàng dài xe ô tô, xe gắn máy, chen chúc, đứng san sát nhau với hàng loạt các vật dụng từ bánh kẹo, trái cây, đồ ăn vặt, chăn mền, quạt máy... là điều không cần thiết.
Tình trạng đổ xô đi tiếp tế đang dẫn đến những hệ lụy trong phòng chống dịch
Trong giai đoạn dịch bệnh đang ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, thay vì nên giảm bớt những tiện nghi cá nhân để cùng nhau chống dịch thì thực tế vật dụng cá nhân, đồ ăn được gửi vào quá nhiều đang gây ra tình trạng dư thừa, phung phí. Không ít người sau khi nhận tiếp tế đã “khoe” có thể mở một cửa hàng tạp hóa trong khu cách ly.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cho rằng, việc tập trung tiếp tế không chỉ gây mất trật tự, an ninh mà còn đi ngược với thông báo của Chính phủ về việc hạn chế tập trung đông người. Việc tụ tập đông người sẽ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh Covid-19 và sẽ khiến cho việc phòng chống dịch bệnh của thành phố thêm khó khăn.
Trên thực tế, thành phố đã tổ chức rất chặt chẽ và khoa học các hoạt động phục vụ người cách ly. Trong thời gian cách ly 14 ngày, bên cạnh việc theo dõi sức khỏe, người cách ly luôn được đảm bảo đầy đủ các yêu cầu thiết yếu như nơi ở, các vật dụng vệ sinh cá nhân, suất ăn được cấp tận phòng cách ly 3 bữa mỗi ngày với khẩu phần ăn đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong suốt quá trình cách ly.
Trong giai đoạn dịch bệnh đang ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, thay vì nên giảm bớt những tiện nghi cá nhân để cùng nhau chống dịch thì thực tế vật dụng cá nhân, đồ ăn được gửi vào quá nhiều đang gây ra tình trạng dư thừa, phung phí. Không ít người sau khi nhận tiếp tế đã “khoe” có thể mở một cửa hàng tạp hóa trong khu cách ly.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cho rằng, việc tập trung tiếp tế không chỉ gây mất trật tự, an ninh mà còn đi ngược với thông báo của Chính phủ về việc hạn chế tập trung đông người. Việc tụ tập đông người sẽ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh Covid-19 và sẽ khiến cho việc phòng chống dịch bệnh của thành phố thêm khó khăn.
Trên thực tế, thành phố đã tổ chức rất chặt chẽ và khoa học các hoạt động phục vụ người cách ly. Trong thời gian cách ly 14 ngày, bên cạnh việc theo dõi sức khỏe, người cách ly luôn được đảm bảo đầy đủ các yêu cầu thiết yếu như nơi ở, các vật dụng vệ sinh cá nhân, suất ăn được cấp tận phòng cách ly 3 bữa mỗi ngày với khẩu phần ăn đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong suốt quá trình cách ly.
Những người phục vụ trong khu cách ly đang bị quá tải bởi lượng hàng tiếp tế dồn về
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố khuyến cáo: “Việc cách ly là để đảm bảo an toàn cho cá nhân người cách ly và cộng đồng. Để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh, tránh gây quá tải cho nhân viên khu cách ly, thân nhân người cách ly cần hạn chế tập trung đông trước cổng khu cách ly. Trong trường hợp cho phép tiếp tế, cần thực hiện có tổ chức, kỷ luật và lưu ý giữ khoảng cách với nhau trên 2 mét trong quá trình gửi đồ. Người cách ly đã được phục vụ nhu yếu phẩm hàng ngày vì vậy chỉ nên gửi những đồ quan trọng, thiết yếu người đang cách ly thực sự cần”.
Liên quan đến vấn đề trên, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 của TPHCM đã yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát lại tình trạng người dân tiếp tế cho người nhà đang cách ly tại Ký túc xá Đại học Quốc gia để chấn chỉnh kịp thời, tránh việc lây nhiễm bệnh dịch; đồng thời tránh để các thế lực thù địch lợi dụng các hình ảnh xuyên tạc, gây hoang mang dư luận.
Ngoài ra, trong công tác cách ly, Sở Y tế TPHCM cần phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, đơn vị liên quan để có phương án đón, vận chuyển, cách ly phù hợp ngay tại sân bay; tránh tập trung và tiếp xúc đông người tại khu vực sân bay làm tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.