Sau nước rửa tay, Việt Hương tiếp tục chung tay giúp đỡ miền Tây chống hạn mặn

Huy Hoàng

Nỗi lo lắng về đại dịch covid - 19 chưa dứt, người dân lại hướng về miền Tây Nam bộ, nơi đang chịu hạn hán và hạn mặn khốc liệt. Sau khi hoàn thành trao 10.000 chai nước rửa tay diệt khuẩn cho bà con nghèo, nghệ sĩ Việt Hương tiếp tục chung tay quyên góp, hỗ trợ các tỉnh hạn mặn tại miền Tây.

Những ngày qua, miền Tây đang phải đối mặt với hạn mặn xâm nhập ngày càng phức tạp và bất thường. Tình trạng này khiến nông sản, lúa gạo bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dù có phương hướng chuyển sang trồng các loại cây trái phù hợp nhưng người dân vẫn đang vất vả vì thiếu nước ngọt.

Danh hài Việt Hương

Nghệ sĩ Việt Hương chia sẻ trên trang cá nhân của mình cho biết sẽ gửi nước rửa tay sát khuẩn ra Hà Nội chống dịch Covid-19 và mua máy lọc nước tặng người dân ở Bình Đại, Bến Tre. Việt Hương cho biết cô đặt thi công trước một máy, giá 38 triệu đồng và lọc được 400 - 500 lít nước/giờ. "Hương sẽ tặng thêm khoảng 3 máy ở tỉnh ngập mặn nặng, đang kiểm tra nơi cần giúp gấp", nữ nghệ sĩ cho biết thêm và khẳng định tự làm mọi việc mà không nhận tài trợ từ ai để dễ quyết định.

 

Khán giả ngưỡng mộ khi Việt Hương tự bỏ tiền túi ra giúp đỡ bà con miền Tây

Trước đó, Phi Nhung, Đại Nghĩa và Thủy Tiên đã kêu gọi quyên góp giúp đỡ người dân miền Tây đang đối mặt với hạn mặn. Cụ thể, Phi Nhung quyên góp 100 triệu đồng.

Mỹ phẩm Hương Thị từng trao miễn phí hơn 10.000 chai nước rửa tay khô

Đại Nghĩa lắp đặt nhiều máy lọc nước và bồn chứa nước ngọt để người dân sử dụng còn Thủy Tiên kêu gọi được 3,5 tỷ đồng để thi công máy lọc nước.

Trong đó, toàn tỉnh Bến Tre bị nước mặn bủa vây, khoảng 5.000 ha lúa chết dần, gần như mất trắng. Các vườn cây trái cằn cỗi, khô héo vì sốc nước mặn thời gian dài. Ngay cả nước sông người dân phải mua từ các ghe, sà lan chở từ vùng chưa bị mặn chở về với giá 100.000-200.000 đồng/m3.

 

Cho đến thời điểm này, miền Tây có khoảng 20.000 ha lúa bị mất trắng do hạn mặn.

 

Dự báo tình trạng hạn mặn còn kéo dài hơn một tháng bởi dòng chảy sông Mê Kông từ thượng lưu về đồng bằng sông Cửu Long có khả năng vẫn ở mức rất thấp.

Nguyễn Hằng