1. Khái niệm bệnh Whitmore
Bệnh Whitmore do vi khuẩn B. pseudomallei gây ra. Chúng tồn tại trong môi trường tự nhiên. Con đường lây nhiễm chính của bệnh đó chính là thông qua việc tiếp xúc của vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có nhiễm vi khuẩn.
Động vật và con người bị nhiễm trùng do hít phải bụi bẩn hoặc giọt nước bị ô nhiễm, uống nước bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với đất bị ô nhiễm, đặc biệt là qua các vết trầy xước trên da. Mặc dù rất hiếm trường hợp lây truyền từ người sang, người. Mèo, chó, ngựa, gia súc, lợn, cừu và dê là một trong những loại động vật có thể bị nhiễm vi khuẩn này.
Thời gian ủ bệnh, hoặc thời gian giữa tiếp xúc với vi khuẩn và sự xuất hiện của các triệu chứng, thường là từ 1 - 21 ngày. Có bằng chứng cho thấy tình trạng này có thể tồn tại mà không gây ra triệu chứng nào.
Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, bệnh có thể tiến triển rất nhanh với đặc điểm là kháng thuốc kháng sinh. Điều này khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn. Nếu không được chẩn đoán đúng và có phác đồ điều trị đúng sẽ làm tăng nguy cơ tử vong hoặc dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sốc nhiễm khuẩn hoặc suy nội tạng,...
Tiếp xúc với bùn đất là con đường chính gây ra bệnh
2. Bệnh Whitmore đáng sợ như thế nào?
Melioidosis có rất nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác nhau nên không dễ dàng để chẩn đoán sớm. Các biến chứng do bệnh gây ra như:
- Nhiễm trùng cục bộ ở một bộ phận của cơ thể: Các triệu chứng và dấu hiệu bao gồm sưng, đau và sốt. Loét hoặc áp xe có thể hình thành tại vị trí bị ảnh hưởng.
- Nhiễm trùng phổi (phổi/ viêm phổi) với các triệu chứng bao gồm ho và đau ngực. Sốt, chán ăn và đau đầu là những triệu chứng hay đi kèm. Viêm phổi là dạng phổ biến nhất của melioidosis.
- Nhiễm trùng máu, có thể có các đặc điểm như sốt cao, nhức đầu, khó thở, thay đổi trạng thái tâm thần, đau khớp và đau bụng.
- Nhiễm trùng lan rộng hoặc phổ biến đặc trưng bởi sốt, giảm cân, đau ngực hoặc đau bụng, đau đầu, co giật và đau cơ và khớp.
Bệnh nhân thường có các biểu hiện như nhiễm trùng, đau ngực, đau đầu
3. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao?
Đây là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Do đó, không nên chủ quan coi thường bệnh. Khi có những triệu chứng bất thường với cơ thể thì nên thăm khám ngay để được tư vấn và điều trị sớm.
Trẻ nhiễm bệnh này thường bị nhầm lẫn với bệnh quai bị. Một số trường hợp khác thì sẽ có các triệu chứng như vết thương sưng mủ đặc biệt ở cổ, mặt, hoặc áp xe ở nách,...
Người lớn đa số bị mắc bệnh thường có biểu hiện viêm phổi đi kèm các vết sưng mủ trên da hoặc viêm nhiễm bàng quang, viêm màng não, viêm khớp. Đặc biệt nhóm đối tượng có bệnh nền sẵn như bệnh tiểu đường, bệnh mạn tính phổi, thận có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác
4. Bệnh Whitmore thường bùng phát vào thời điểm nào trong năm?
Từ tháng 9 đến tháng 11 được coi thời điểm bùng phát của bệnh với hơn 70% bệnh nhân nhập viện. Với quy trình xét nghiệm nhanh tại bệnh viện có thể phát hiện được vài trăm trường hợp mắc bệnh.
Thời điểm ba tháng cuối năm bùng phát cao tương ứng với thời tiết mưa nhiều. Các bệnh nhân thường mắc là đối tượng nông dân có một số bệnh nền sẵn như đái tháo đường hay các bệnh mạn tính khác. Khi vào viện, bệnh nhân thường có sẵn các biểu hiện của viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn huyết.
Việt Nam với đặc điểm là nước sản xuất nông nghiệp, có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều. Chính vì vậy, người nông dân khi lao động nên trang bị các dụng cụ bảo hộ. Vì vi khuẩn này luôn có trong bùn đất. Nếu chẳng may tiếp xúc phải thông qua vết thương hở sẽ rất dễ mắc bệnh đặc biệt với người có hệ miễn dịch kém. Bệnh Whitmore được chẩn đoán bằng các xét nghiệm máu, nước tiểu,đờm hoặc xét nghiệm vùng da tổn thương
Nên đi khám, kiểm tra sớm trong trường hợp nghi ngờ bệnh
5. Phòng ngừa lây bệnh Whitmore
Bệnh Whitmore mắc dù có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhưng hiện tại vẫn chưa có vắc xin. Chính vì vậy, bạn nên chú ý phòng bệnh thông qua những biện pháp sau:
Những khu vực bị ô nhiễm nặng nên hạn chế tiếp xúc với bùn, đất. Tuyệt đối không nên tắm gội ở những khu vực này.
Trong điều kiện làm việc ở môi trường ẩm ướt hoặc có khả năng nhiễm bệnh cao thì nên dùng đồ bảo hộ. Hạn chế bị trầy xước hoặc tạo ra các vết thương hở. Đặc biệt khi bị thương hoặc trầy xước da thì cần phải được xử lý và bảo vệ để tránh trường hợp lây nhiễm bệnh.
Những người mắc các bệnh nền có sẵn hoặc có hệ miễn dịch kém cần chú ý phòng bệnh. Bởi nguy cơ nhiễm khuẩn huyết khi vi khuẩn xâm nhập vào máu là rất rao.
Khi những vết thương hở hoặc trầy xước trên da có dấu hiệu nhiễm trùng nặng, xuất hiện mụn mủ thì nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm. Tránh để trường hợp quá nặng sẽ gây khó khăn cho việc điều trị. Đồng thời dễ để lại những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe và làm tăng nguy cơ tử vong cao.
Thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng cách rửa tay với xà phòng dưới vòi nước. Đặc biệt trong các trường hợp như sau khi đi làm ruộng về hoặc trước và sau khi nấu ăn.
Luôn thực hiện chế độ ăn chín uống sôi, không ăn thịt hoặc giết mổ các loại động vật đã chết.